04/10/2019 17:31 GMT+7

Vi phạm hành chính: Phạt xả rác có đến 3 nghị định

ÁI NHÂN
ÁI NHÂN

TTO - Cùng hành vi xả rác nơi công cộng, nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt 300.000-400.000 đồng, nghị định 167/2013/NĐ-CP phạt 1-2 triệu, còn nghị định 155/2016/NĐ-CP phạt 5-7 triệu...

Vi phạm hành chính: Phạt xả rác có đến 3 nghị định - Ảnh 1.

PGS.TS Bùi Xuân Hải - phó hiệu trưởng Trường đại học Luật TP.HCM phát biểu tại hội thảo - Ảnh:CTV

Nhiều vướng mắc, bất cập trong xử phạt vi phạm hành chính được phân tích, mổ xẻ tại hội thảo quốc tế “Chế tài trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia” do Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức ngày 4-10.

PGS.TS Bùi Xuân Hải, phó hiệu trưởng Trường đại học Luật TP.HCM, cho rằng hiện nay Việt Nam có khoảng 70 nghị định quy định chế tài trong xử phạt hành chính và còn nhiều chồng chéo, bất cập, vướng mắc… Hội thảo nhằm phân tích thực trạng, đánh giá kinh nghiệm quốc tế và đề xuất, kiến nghị sửa đổi.

Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Phan Thị Bình Thuận chỉ ra một số ví dụ điển hình: Hành vi xả rác nơi công cộng theo nghị định 46/2016/NĐ-CP thì bị xử phạt 300.000-400.000 đồng, theo nghị định 155/2016/NĐ-CP thì mức phạt 5-7 triệu đồng, còn theo nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức phạt 1-2 triệu đồng.

Tương tự, hành vi gây mất trât tự tại sân bay cũng có 2 mức xử phạt khác nhau gồm 100.000-300.000 đồng (nghị định 167/2013/NĐ-CP) và 3-5 triệu đồng (nếu theo nghị định 162/2018/NĐ-CP).

Theo thống kê, địa bàn TP.HCM từ năm 2014 đến 2017 phát hiện và xử phạt hơn 3,5 triệu vụ vi phạm hành chính. Các năm 2016-2018 thì có gần 2,5 triệu vụ việc xử phạt.

Quy định hiện hành, tùy từng lĩnh vực khác nhau mà mức phạt tiền tối đa từ 30 triệu đồng đến 1 tỉ đồng. Theo quy định, có đến 183 chức danh thuộc các lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (chưa kể các chức danh có chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành do Chính phủ quy định).

PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp, phó chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Trường đại học Luật TP.HCM, cho rằng mức phạt tiền vi phạm hành chính là quá cao, không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đồng thời, bộ máy hành chính đang dành quá nhiều thời gian vào việc xử phạt vi phạm hành chính.

Về thủ tục xử phạt, PGS.TS Cảnh Hợp chỉ ra: việc xử phạt chỉ theo thủ tục hành chính, thủ tục xử phạt thiếu công khai; không có mặt người bị xử phạt, không có sự tham gia của luật sư; không có quy định về việc xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ...

"Nói chung là một thủ tục xử phạt có nhiều nguy cơ của sự tùy tiện, tiêu cực, vi phạm quyền con người…", ông Hợp khẳng định.

Phạt hành chính, có hồ sơ cũng cần biên bản vi phạm Phạt hành chính, có hồ sơ cũng cần biên bản vi phạm

TTO - Dù có tài liệu phát sinh sau, việc phạt hành chính cũng không thể không có biên bản vi phạm. Đó là quan điểm các chuyên gia pháp luật trước việc công an ra quyết định phạt hành chính nhà báo Quang Thế.

ÁI NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên