Thứ 3, ngày 20 tháng 4 năm 2021
Vắng sân bay chuyên dùng trong quy hoạch sân bay toàn quốc
TTO - Nhiều chuyên gia nói quy hoạch hệ thống sân bay thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thiếu sót, chưa đề cập tới sân bay chuyên dùng. Đại diện Bộ Giao thông vận tải giải thích sân bay chuyên dùng không thuộc thẩm quyền của bộ này.

Các chuyên gia nhấn mạnh cần lập quy hoạch sân bay chuyên dùng cho các hoạt động bay trực thăng, thủy phi cơ, máy bay nhỏ, taxi bay, ôtô bay trong tương lai - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Tại hội thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng 3-3, TS Trần Quang Châu - chủ tịch Hội Khoa học và công nghệ hàng không Việt Nam - cho biết dự thảo quy hoạch sân bay toàn quốc mà Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến chưa quan tâm đến hoạt động của hàng không chung.
Tương tự, ông Trần Tuấn Linh - nguyên trưởng phòng khoa học công nghệ và môi trường của Cục Hàng không Việt Nam - cho rằng quy hoạch thiếu sân bay chuyên dùng (khu vực mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo sử dụng cho máy bay, thủy phi cơ, trực thăng hoạt động để phục vụ mục đích vận chuyển hành khách, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng).
Trong khi đó, nhu cầu trong tương lai về bay trực thăng, máy bay doanh nhân, bay taxi, bay phục vụ nông lâm nghiệp, địa chất, huấn luyện, thể thao sẽ rất lớn.
Theo ông Linh, trong tương lai các sân bay chuyên dùng phục vụ cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng bằng động cơ điện hoặc đường băng ngắn sẽ trở nên cấp thiết ở châu Á và Việt Nam.
Giải thích các góp ý trên, ông Nguyễn Bách Tùng - phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) - cho biết: Luật hàng không giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay Việt Nam trình Thủ tướng phê duyệt, trừ sân bay chuyên dùng.
"Nói đến hàng không chung và sân bay chuyên dùng trong đồ án quy hoạch này rất khó vì lĩnh vực này do Bộ Quốc phòng chủ trì và quản lý" - ông Tùng giải thích.
Với vai trò từng là chủ nhiệm quy hoạch 19 sân bay và 4 quy hoạch hàng không lớn của Việt Nam từ năm 1997 tới nay, ông Tùng cho biết năm 1997 quân đội có làm quy hoạch hệ thống sân bay quân sự toàn quốc, bản thân ông từng là chủ nhiệm đồ án này nhưng không phê duyệt được.
"Luật quy định hệ thống sân bay quân sự, chuyên dùng giao cho Bộ Quốc phòng nhưng hơn 15 năm nay quân đội không triển khai hệ thống này. Việc đưa hệ thống hàng không chung, sân bay chuyên dùng vào quy hoạch hàng không lần này thì không thể đi đến kết thúc được vì không thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện" - ông Tùng cho biết thêm hiện nay 100% sân bay ở Việt Nam là sân bay lưỡng dụng, kể cả sân bay do tư nhân làm như Vân Đồn.
Hiện nay cả nước có 22 sân bay đang khai thác gồm 9 sân bay quốc tế, 13 sân bay nội địa. Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2018, đến năm 2030 cả nước có 28 sân bay.
Nếu khoanh vùng bán kính 100km cho 28 sân bay theo quy hoạch hiện tại thì tỉ lệ dân số Việt Nam tiếp cận sân bay trong bán kính này là khoảng 95,94%, cao hơn mức bình quân thế giới 75%.
Với quy hoạch sân bay toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tư vấn lập quy hoạch đã đề xuất đến năm 2030 cả nước có 26 sân bay.
So với quy hoạch hiện tại, số lượng sân bay giảm từ 28 xuống còn 26 do sân bay Nà Sản (Sơn La) và Lai Châu được đề xuất quy hoạch xây dựng trong giai đoạn sau năm 2030.
Định hướng đến năm 2050 cả nước có 30 sân bay gồm 15 sân bay quốc tế và 15 sân bay nội địa. So với giai đoạn đến năm 2030, hệ thống sân bay cả nước có thêm 4 sân bay Nà Sản, Lai Châu, Cao Bằng và sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô (được nghiên cứu vị trí khi có nhu cầu, dự kiến vào năm 2040).
Tổng diện tích 26 sân bay đến năm 2030 khoảng 19.930ha, cho 30 sân bay đến năm 2050 khoảng 24.057ha; ước tính chi phí đầu tư giai đoạn 2020-2030 khoảng 365.100 tỉ đồng, ước tính chi phí đầu tư giai đoạn 2030-2050 khoảng 866.360 tỉ đồng.
-
TTO - Bỏ vốn từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng, nhiều người đang 'tá hỏa' vì ứng dụng Coolcat - sàn giao dịch bảo hiểm 100% vốn - đột nhiên không thể truy cập. Những người đại diện của sàn cũng biến mất, không thể liên lạc.
-
TTO - Thêm một tin gây sốc cho giới văn nghệ năm nay, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - tác giả bài thơ ‘Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu’ - qua đời chiều 20-4 ở nhà riêng tại Hà Nội.
-
TTO - Chiều 20-4, Công an TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn gần cổng ký túc xá ĐH Quốc gia TP. HCM, làm nữ sinh viên 22 tuổi, quê Lâm Đồng tử vong.
-
TTO - Bị cướp điện thoại, cô gái 24 tuổi chạy xe máy truy đuổi rồi tông ngã xe băng cướp. Lực lượng chức năng cùng người dân hỗ trợ khống chế 6 nghi phạm ở Hóc Môn, TP.HCM.
-
TTO - Sáng 20-4, TAND quận 5 mở phiên tòa xét xử vụ khách hàng kiện Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đòi bồi thường 1 triệu USD (tương đương 23 tỉ đồng) vì mua phải chai bia còn 1/2 nước.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận