04/04/2014 12:22 GMT+7

Truyền thông Trung Quốc lờ bản đồ Thủ tướng Merkel tặng

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TT - Trong những ngày qua, truyền thông Trung Quốc khi đưa tin về chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Tập Cận Bình hầu như đều phớt lờ chuyện tấm bản đồ năm 1735 do Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng.

Quà bản đồ “nhạy cảm” của Thủ tướng Merkel Đức tặng Trung Quốc bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa

OYgkpvMG.jpgPhóng to
Tấm bản đồ gây khó chịu cho người Trung Quốc

Trên mạng Sohu, trang tin điện tử của công ty Internet Trung Quốc ở Bắc Kinh, trong các ngày 30-3 và 2-4 đã cho đăng tải bản đồ do bà Merkel tặng và một số bản đồ cổ khác của Trung Quốc.

Mạng này còn cho lập diễn đàn “Bà Angela Merkel tặng bản đồ là có ý gì?” để người đọc công khai ý kiến nhằm đối chứng rằng bản đồ do thủ tướng Đức tặng chủ tịch Trung Quốc là có những ý đồ rất sâu xa.

Mạng Sohu cho rằng người Trung Quốc nên cẩn thận khi bàn về tấm bản đồ liên quan đến vấn đề lãnh thổ của họ. Trang này lập luận rằng bản đồ xuất bản năm 1735 chỉ vẽ 15 tỉnh trong thời Khang Hi nên chỉ có thể xem là “bản đồ 15 tỉnh Hán địa của Trung Quốc”, chứ không được gọi là “bản đồ Trung Quốc” như nhà bản đồ học D’Anville đặt tên.

Một số ý kiến cho rằng cả D’Anville và một số nhà bản đồ học nước ngoài khác không vẽ được các khu vực Tây Tạng, Tân Cương và Mãn Châu là do thời Thanh, các nhà truyền giáo châu Âu không được phép đi tới các khu vực này.

Trang mạng này còn cho đăng tải cả bản “Trung Quốc và Nhật Bản toàn đồ” để chứng minh lãnh thổ của Trung Quốc rộng đến đâu.

Thậm chí, Sohu cho rằng bản đồ mà D’Anville vẽ có nguồn gốc từ bản “Khang Hi hoàng dữ toàn lãn đồ” là bản đồ vẽ từ năm 1708 do hoàng đế Khang Hi hạ lệnh vẽ theo phương thức tổng hợp ba lĩnh vực thiên văn, quan trắc và vẽ sao.

Trả lời trên kênh truyền hình Sina, ông Thôi Hồng Kiến, chủ nhiệm phòng nghiên cứu Liên minh châu Âu thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc, cho biết bản đồ do bà Merkel tặng là loại bản đồ thịnh hành ở thời Khang Hi - Càn Long.

Nhưng tất cả bản đồ mà báo mạng Trung Quốc trưng ra đều cho thấy cực nam của Trung Quốc thời bấy giờ chỉ dừng ở Nhai Châu (tức đảo Hải Nam) hiện nay.

Báo Thế Giới của Đức hôm 2-4 khẳng định Thủ tướng Merkel không hề có ẩn ý gì khi tặng Chủ tịch Tập Cận Bình tấm bản đồ năm 1735. “Chính phủ Đức không bao giờ tặng quà gì cho ai mà khiến người đó bị tổn thương, đây là tấm bản đồ thật sự rất có giá trị” - người phát ngôn Chính phủ Đức Georg Streiter nhấn mạnh.

Nhà bản đồ học nổi tiếng

Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville (1697-1782) là nhà bản đồ học người Pháp nổi tiếng ở thế kỷ 18. D’Anville đam mê môn bản đồ học khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông thường vẽ bản đồ bằng ký tự Latin. Năm 1712, khi vừa tròn 15 tuổi, ông đã phác thảo bản đồ đầu tiên có tên Graecia Vetus.

Không giống những nhà bản đồ học cùng thời, D’Anville vẽ bản đồ chủ yếu dựa trên những tài liệu tự nghiên cứu hoặc thực địa. Suốt cuộc đời nghiên cứu của mình, D’Anville vẽ tổng cộng 211 bản đồ trên thế giới và có 78 luận văn về địa lý. Tất cả bản đồ trên đều do ông vẽ bằng tay.

MỸ LOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên