11/11/2021 19:20 GMT+7

Trung Quốc thông qua nghị quyết lịch sử của ông Tập Cận Bình

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trình bày học thuyết đầu tiên về lịch sử Đảng Cộng sản. Đây là học thuyết đầu tiên do một lãnh đạo Trung Quốc thực hiện trong vòng 40 năm qua.

Trung Quốc thông qua nghị quyết lịch sử của ông Tập Cận Bình - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Bloomberg, khoảng 400 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua nghị quyết “Những thành tựu chính và kinh nghiệm lịch sử trong cuộc đấu tranh hàng trăm năm của đảng” ngày 11-11.

Trong lịch sử, Trung Quốc chỉ có hai cố chủ tịch là ông Mao Trạch Đông và ông Đặng Tiểu Bình từng đưa ra nghị quyết tương tự. Cả hai vị cố chủ tịch này đều tiếp tục lãnh đạo đảng cho đến khi qua đời.

Ngày 11-11 là ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội nghị này kéo dài 4 ngày và bắt đầu từ ngày 8-11.

Chương trình nghị sự của hội nghị chỉ được công bố bằng một thông cáo về nội dung thảo luận và nghị quyết được thông qua sau khi hội nghị kết thúc.

Theo Tân Hoa Xã, nghị quyết kêu gọi duy trì "quan điểm đúng đắn về lịch sử đảng" và nhấn mạnh đảng đã "viết nên bản anh hùng ca tráng lệ nhất trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Trung Quốc".

"Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, lấy đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt, thực hiện đầy đủ thời đại mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc của Tập Cận Bình", Tân Hoa Xã viết.

Cũng theo Tân Hoa Xã, nghị quyết ca ngợi những đóng góp của các nhà lãnh đạo trước đây như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. 

Nghị quyết kêu gọi thúc đẩy “thịnh vượng chung” và “tự chủ” bằng khoa học và công nghệ, đồng thời khẳng định tình hình Hong Kong “đã được đưa vào tầm kiểm soát sau sự hỗn loạn”.

Ngoài ra, nghị quyết nhận định Bắc Kinh đã “nắm chắc vai trò lãnh đạo và chủ động trong quan hệ hai bờ eo biển (Đài Loan)”.

Theo Bloomberg, nhận được sự đồng thuận từ khoảng 400 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là một thành công lớn đối với ông Tập.

Điều này chứng minh quyền lực của ông Tập đã được củng cố chắc chắn và nhiều khả năng ông sẽ đạt được nhiệm kỳ thứ 3.

Trung Quốc sẽ tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc vào năm 2022. Đại hội sẽ quyết định liệu ông Tập có tiếp tục giữ chức chủ tịch Trung Quốc, sau khi Trung Quốc bỏ giới hạn nhiệm kỳ trong hiến pháp vào năm 2018.

Mỹ đang gây sức ép với Trung Quốc về thỏa thuận thương mại Mỹ đang gây sức ép với Trung Quốc về thỏa thuận thương mại

TTO - Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết chính quyền ông Biden đang gây sức ép với Trung Quốc trong các cuộc đàm phán để Bắc Kinh tuân thủ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ký dưới thời ông Trump.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên