Trung Quốc bắt đầu tạo siêu máy tính đầu tiên trong không gian

Trung Quốc vừa phóng thành công những vệ tinh đầu tiên cho mạng lưới siêu máy tính trong không gian, một công trình chưa từng có trên thế giới.

trung quốc - Ảnh 1.

Trung Quốc bắt đầu bước vào cuộc đua xây dựng hạ tầng điện toán ngoài Trái đất, mở ra hướng phát triển mới cho trí tuệ nhân tạo và công nghệ vũ trụ - Ảnh: AI

Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) vừa thông báo đã phóng thành công 12 vệ tinh đầu tiên trong kế hoạch xây dựng mạng siêu máy tính trong không gian.

Đây được xem là bước khởi đầu cho chương trình "Máy tính Vì sao" (Star Computing), với tham vọng hình thành một mạng lưới 2.800 vệ tinh liên kết bằng tia laser hoạt động như một trung tâm tính toán phân tán trong quỹ đạo, theo Newsweek.

Khác với các vệ tinh truyền thống chủ yếu phục vụ mục đích viễn thông hoặc quan sát Trái đất, các vệ tinh trong chương trình "Star Computing" sẽ có khả năng xử lý dữ liệu trực tiếp trong không gian, nhờ hệ thống tính toán tích hợp sử dụng năng lượng Mặt trời.

Theo Tập đoàn CASC, việc tính toán ngoài không gian giúp giảm nhu cầu làm mát như ở các trung tâm dữ liệu mặt đất, từ đó tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, hệ thống này cũng giúp tăng tốc độ xử lý, giảm độ trễ và giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào hạ tầng mặt đất, nhất là trong các tình huống xung đột địa chính trị.

Báo ST Daily (Trung Quốc) dẫn lời cơ quan phụ trách chương trình cho biết: "Việc xây dựng chòm sao vệ tinh đầu tiên sẽ đặt nền móng cho mạng lưới tính toán tương lai, đáp ứng nhu cầu xử lý dữ liệu theo thời gian thực trong không gian, giúp Trung Quốc giành lợi thế trong xây dựng hạ tầng AI toàn cầu".

Về số lượng, kế hoạch 2.800 vệ tinh của Trung Quốc vẫn còn khiêm tốn so với hơn 6.750 vệ tinh của mạng Starlink do SpaceX (Mỹ) vận hành. Tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở mục đích và cấu trúc mạng: trong khi Starlink cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu, thì mạng "Star Computing" nhắm đến mục tiêu trở thành siêu máy tính không gian phục vụ AI và các ứng dụng công nghệ cao.

Jonathan McDowell, nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard Smithsonian (Mỹ), đánh giá: "Các trung tâm dữ liệu trên quỹ đạo có thể khai thác năng lượng mặt trời và tản nhiệt trực tiếp ra không gian, giúp tiết kiệm chi phí và giảm tác động môi trường. Đây là bước thử nghiệm quan trọng cho mô hình tính toán ngoài Trái đất".

Việc phát triển mạng máy tính trong không gian không chỉ phục vụ dân sự mà còn có tiềm năng ứng dụng quân sự chiến lược, trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ và không gian giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng.

Sự kiện này đánh dấu bước chuyển từ việc sử dụng vệ tinh chỉ để thu thập dữ liệu sang xử lý và tính toán trực tiếp trong không gian, mở ra một cuộc đua mới giữa Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán và công nghệ vũ trụ.

 Trung Quốc bắt đầu xây siêu máy tính đầu tiên trong không gian  - Ảnh 2.Tàu Thần Châu-19 của Trung Quốc hạ cánh thành công sau sứ mệnh kéo dài sáu tháng

Tàu vũ trụ Thần Châu-19 và phi hành đoàn gồm ba người đã bay vào không gian hồi tháng 10-2024, làm việc trên trạm vũ trụ Thiên Cung (Tiangong) của Trung Quốc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên