11/01/2021 13:48 GMT+7

Trên 1,3 triệu người có việc làm mới trong 'năm COVID-19'

ĐỨC BÌNH - HÀ QUÂN
ĐỨC BÌNH - HÀ QUÂN

TTO - Dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng năm 2020 cả nước vẫn giải quyết việc làm mới cho khoảng 1,34 triệu người (đạt 84% kế hoạch và bằng 81% so với năm 2019). Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 3,61%.

Trên 1,3 triệu người có việc làm mới trong năm COVID-19 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại hội nghị sáng 11-1 - Ảnh: Đ.BÌNH

Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung thông báo kết quả tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2021 (sáng 11-1).

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết đến cuối năm 2020, tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi (từ 15 tuổi trở lên) ở khu vực thành thị là 3,61% (đạt mục tiêu); tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 64,5%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 24,5%.

Kết quả trên góp phần vào thành tựu chung của ngành trong 5 năm qua. 

"5 năm qua, cả nước đã giải quyết việc làm gần 8 triệu người, đạt mục tiêu đề ra; trong đó: giải quyết việc làm trong nước trên 7,3 triệu người; đưa trên 634.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (vượt chỉ tiêu 27%, về đích kế hoạch 5 năm trước 1 năm). Tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị luôn duy trì ở mức dưới 4%; cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, tỉ lệ lao động khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm từ 45% năm 2015 xuống còn 32% năm 2020.

Theo ông Dung, kế hoạch của ngành trong 5 năm tới (giai đoạn 2021 - 2025) là phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, hiệu quả với chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng phát triển nhanh, bền vững và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế...

Trên 1,3 triệu người có việc làm mới trong năm COVID-19 - Ảnh 2.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến với trên 3.000 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và cán bộ, chuyên viên ngành lao động tham dự tại Hà Nội và điểm cầu các địa phương - Ảnh: Đ.BÌNH

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong rất nhiều thành tựu giai đoạn 2016-2020, có 10 dấu ấn nổi bật nhất.

Chẳng hạn, đầu tiên là dấu ấn trong xây dựng thể chế, bởi năm qua bộ đã trình trung ương ban hành nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương (khu vực doanh nghiệp) và nghị quyết về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; trình Quốc hội thông qua Bộ luật lao động sửa đổi năm 2019 và 3 công ước quốc tế; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh Ưu đãi người có công (sửa đổi).

Tiếp đến là thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và doanh nghiệp.

Cùng với đó là hơn 1,34 triệu việc làm mới trong năm 2020 (8 triệu/5 năm) đã góp phần đưa Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.

Một dấu ấn nữa là thành tựu về giảm nghèo được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Kết quả giảm nghèo đa chiều nhanh, bình quân 5 năm qua là 1,35%/năm, từ 9,9% năm 2015 đến nay là 2,75% năm 2020, về đích trước 10 năm so với mục tiêu thiêu niên kỷ  của Liên Hiệp Quốc...

Cũng theo ông Dung, ngành lao động đã chủ động tham mưu, triển khai chính sách an sinh xã hội, góp phần thực hiện thành công "mục tiêu kép" của Chính phủ. Chính phủ đã dành trên 31.500 tỉ đồng hỗ trợ trên 13 triệu người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Gần 1,1 triệu người nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020 Gần 1,1 triệu người nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020

TTO - Số liệu trên được đưa ra tại hội thảo "Đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho người lao động từng làm việc trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19" diễn ra sáng 6-1 ở TP.HCM.

ĐỨC BÌNH - HÀ QUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên