Theo TS Trần Anh Tuấn - trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), nhiễm lạnh đột ngột là một "tai nạn" cần phải được quan tâm như một kỹ năng sinh tồn. Nếu chúng ta không biết xử trí đúng cách thì có thể gây tổn thương nặng nề.
BS Tuấn cho hay, khi cơ thể bắt đầu bị cơn lạnh "tấn công" thì toàn thân bắt đầu lạnh cóng và tổn thương, trong đó tay, chân, tai và mũi là những vùng dễ bị tổn thương nhiều nhất. Song song đó, người gặp nạn sẽ có biểu hiện nói lắp bắp, hơi thở dần gấp gáp, huyết áp hạ, nhịp tim tăng.
Nếu họ vẫn chưa được làm ấm thì có thể dẫn đến thị giác bị rối loạn, rơi vào hôn mê, ngưng tim, ngưng thở.
Trong trường hợp chúng ta chẳng may mắc kẹt tại một nơi giữa tiết trời vô cùng băng giá hay một mình trong căn phòng lạnh buốt, không có lò sưởi, không có chăn, khăn, hãy cố gắng thoát khỏi nơi này càng sớm càng tốt. Nếu không thể thoát được thì phải biết tự sưởi ấm cơ thể trong lúc chờ người khác đến cứu giúp.
Theo đó, hãy sưởi ấm tay, chân bằng chính hơi thở và đưa hai bàn tay kẹp vào hai nách. Đây là cách đơn giản, nhanh và hiệu quả nhất có thể giúp cơ thể ấm lên một phần. Sau đó giữ ấm mặt, mũi, tai bằng cách áp bàn tay thật nhẹ nhàng lên những vị trí này.
Tuyệt đối không hơ lửa sưởi ấm trực tiếp hay chà xát mạnh lên vùng da bị lạnh. Không cố gượng gắng đi lại khi hai bàn chân đã bị tê cóng, mất cảm giác vì lúc này có thể vô tình giẫm đạp những vật cứng, sắc nhọn gây thêm các tổn thương khác nghiêm trọng hơn.
Herbalife Nutrition hân hạnh đồng hành cùng chuyên mục Tết khỏe tết vui.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận