Thứ 6, ngày 20 tháng 5 năm 2022
TP.HCM có thêm một phòng khám di chứng hậu COVID-19
TTO - Bệnh viện Chợ Rẫy chính thức khai trương Phòng khám 'Di chứng COVID-19' nhằm thăm khám và điều trị chuyên sâu dành cho người bệnh sau mắc COVID-19.

Bác sĩ thăm khám cho các bệnh nhân bị di chứng hậu COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: NGUYÊN HẠNH
TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết Phòng khám "Di chứng COVID-19" được đặt tại khu phòng khám chuyên gia của bệnh viện, địa chỉ 201B Nguyễn Chí Thanh phường 12, quận 5.
Như vậy, cùng với Bệnh viện Chợ Rẫy, ở TP.HCM hiện có nhiều bệnh viện thành lập các khoa điều trị hậu COVID-19 như Lê Văn Thịnh, Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Phục hồi chức năng, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, Thống Nhất, ĐH Y dược…, qua đó hình thành mạng lưới chuyên xử trí di chứng do COVID-19 gây ra.
Theo các số liệu thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, toàn TP.HCM có trên 300.000 người từng nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh được xuất viện.
Đặc biệt, 2/3 số người nhiễm COVID-19 sau một thời gian dài khỏi bệnh vẫn phải đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như mệt mỏi, khó thở, ho kéo dài, giảm sự tập trung, bị huyết khối, xơ phổi…
Các bất thường này, theo đánh giá của các chuyên gia, không chỉ liên quan đến hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng lên hệ tim mạch, huyết học, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, rối loạn tâm lý, rối loạn giấc ngủ, suy giảm nhận thức...
Các rối loạn đa dạng này được xem là di chứng của COVID-19 hay hậu COVID-19. Và ở các bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng hoặc nguy kịch, những di chứng để lại càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
TS.BS Nguyễn Tri Thức cho biết với Phòng khám "Di chứng COVID-19", đơn vị mong muốn sẽ là nơi khám, tầm soát và điều trị toàn diện các di chứng của bệnh; đồng thời đánh giá nhu cầu can thiệp về dinh dưỡng, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mắc COVID-19. Nhất là những người từng bị COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch hoặc suy giảm sức khỏe sau khi khỏi bệnh.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 rất lớn
Báo cáo tại hội nghị tổng kết ngành y tế mới đây, TS.BS Nguyễn Anh Dũng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết tính đến ngày 11-1, cả nước có gần 2 triệu ca mắc COVID-19 (chiếm khoảng 2% dân số).
Tại TP.HCM có gần 500.000 ca mắc (chiếm khoảng 5% dân số), trong đó có khoảng 300.000 người xuất viện, do đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 rất lớn. Tuy vậy tại Việt Nam chưa ghi nhận một cách đầy đủ về tình hình hậu COVID-19 trên cộng đồng.
Sở Y tế TP.HCM xác định hậu COVID-19 đang là một trong những mối quan tâm chính của ngành y tế trong năm 2022, đồng thời sẽ xây dựng chiến lược, mô hình quản lý điều trị phù hợp.
-
TTO - Năm 2003, Trần Tuấn Quỳnh mang về HCV bóng bàn đơn nam trong kỳ SEA Games diễn ra trên sân nhà. Và tận 19 năm sau, bóng bàn Việt Nam mới xuất hiện một tay vợt kế thừa chiếc HCV lịch sử đó.
-
TTO - Tối 20-5, rất đông người hâm mộ đã đổ về SVĐ Cẩm Phả (Quảng Ninh) sẵn sàng xếp hàng xuyên đêm chờ đến giờ phát vé trận chung kết bóng đá nữ Việt Nam - Thái Lan sáng 21-5.
-
TTO - Ngày 20-5, tuyển Việt Nam đã giành vé vào chung kết bóng chuyền nam SEA Games 31 sau chiến thắng nghẹt thở 3-2 trước Thái Lan ở bán kết.
-
TTO - Tính từ 16h ngày 19-5 đến 16h ngày 20-5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.587 ca nhiễm mới trong nước (giảm 128 ca so với ngày trước đó) tại 51 tỉnh, thành phố (có 1.380 ca trong cộng đồng).
-
TTO - Đặt chỉ tiêu 140 HCV tại SEA Games 31 nhưng tính đến 20h45 ngày 20-5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành đến 163 HCV, vượt chỉ tiêu 23 HCV.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận