10/01/2022 16:13 GMT+7

TP.HCM sẽ ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Đó là nội dung đáng chú ý mà UBND TP.HCM đặt ra trong kế hoạch triển khai chương trình phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trên địa bàn TP.HCM thời gian tới.

TP.HCM sẽ ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp - Ảnh 1.

Sinh viên Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM trong giờ thực hành - Ảnh: TRỌNG NHÂN

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP.HCM. 

Chỉ thị này nhằm đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Một trong những điểm đáng chú ý mà UBND TP.HCM đề cập trong nội dung triển khai kế hoạch là rà soát, tổ chức, sắp xếp lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ổn định tổ chức, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư.

Quá trình này phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được tổ chức, sắp xếp lại. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả.

Sẽ ưu tiên phân bổ ngân sách cho các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước của TP dành cho giáo dục, đào tạo; chủ động thu hút và ưu tiên sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật để đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. 

Chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương.

TP.HCM cũng đặt yêu cầu cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống dự báo nhu cầu lao động và cập nhật, xây dựng dữ liệu mở về khung năng lực cho các ngành nghề, về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo.

Đặc biệt, cần tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng các trường được lựa chọn xây dựng chất lượng cao, trường có nghề trọng điểm, gắn với các lĩnh vực mũi nhọn trong thời gian tới như công nghệ thông tin - truyền thông - trí tuệ nhân tạo; tự động hóa - robot; y tế; quản trị doanh nghiệp; tài chính - ngân hàng; du lịch.

Ngoài ra, thành phố yêu cầu cần tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa "Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp" trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

UBND TP.HCM cũng giao cho Sở Lao động - thương binh và xã hội tham mưu kế hoạch thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Nhìn nhận về giáo dục nghề nghiệp: Yếu ngoại ngữ và các kỹ năng mềm Nhìn nhận về giáo dục nghề nghiệp: Yếu ngoại ngữ và các kỹ năng mềm

TTO - Ngày 9-4, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) tổ chức tọa đàm khoa học về dự thảo "Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

TRỌNG NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên