Người dân tuân thủ đeo khẩu trang khi tham quan và mua sắm tại một trung tâm thương mại ở quận 1, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 24-12 đến 16h ngày 25-12, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.586 ca nhiễm mới, trong đó 27 ca nhập cảnh và 15.559 ca ghi nhận trong nước (giảm 583 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.077 ca trong cộng đồng).
Ca bệnh vẫn tăng ở Hà Nội, giảm ở Cà Mau
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.879), Tây Ninh (946), TP.HCM (885), Vĩnh Long (875), Cà Mau (835), Khánh Hòa (793), Đồng Tháp (789), Cần Thơ (702), Bạc Liêu (612), Trà Vinh (564), Hải Phòng (425), Thừa Thiên Huế (395), Bình Định (387), Tiền Giang (326), Bà Rịa - Vũng Tàu (297);
An Giang (289), Kiên Giang (282), Sóc Trăng (279), Đồng Nai (274), Hưng Yên (271), Bắc Ninh (252), Bình Thuận (242), Lâm Đồng (221), Đà Nẵng (211), Bến Tre (203), Phú Yên (192), Quảng Ninh (183), Gia Lai (166), Thanh Hóa (153), Quảng Trị (148), Nam Định (123), Hải Dương (109), Bình Dương (108), Hà Giang (104), Nghệ An (95), Hậu Giang (93), Vĩnh Phúc (91);
Quảng Nam (84), Hà Nam (68), Thái Nguyên (64), Bắc Giang (61), Đắk Nông (53), Long An (50), Phú Thọ (48), Quảng Ngãi (47), Sơn La (38), Hòa Bình (37), Thái Bình (37), Ninh Thuận (33), Quảng Bình (32), Bình Phước (27), Cao Bằng (27), Tuyên Quang (17), Lào Cai (14), Yên Bái (14), Lai Châu (7), Điện Biên (2).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-499), Phú Yên (-161), Bình Định (-156).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+406), TP.HCM (+206), Tiền Giang (+180).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.995 ca/ngày.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.636.455 ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.595 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay) ghi nhận 1.630.851 ca, trong đó có 1.226.867 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 1 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (499.513), Bình Dương (289.933), Đồng Nai (96.621), Tây Ninh (69.666), Long An (40.015).
Bộ Y tế kiểm tra chống dịch ở Hà Nội, Tây Ninh
Về điều trị, trong ngày 25-12, có 14.423 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.229.684 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.762 ca.
Về tử vong, từ 17h30 ngày 24-12 đến 17h30 ngày 25-12, cả nước ghi nhận 241 ca tử vong. Trong đó tại TP.HCM 42 ca, gồm có 7 ca từ các tỉnh thành chuyển đến như sau: Tiền Giang (2), Long An (1), Cần Thơ (1), Kiên Giang (1), Đồng Tháp (1), Đồng Nai (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (39), An Giang (18), Bình Dương (18), Tiền Giang (16), Tây Ninh (12), Đồng Tháp (12), Kiên Giang (12), Cần Thơ (12), Vĩnh Long (10), Sóc Trăng (9), Cà Mau (7), Trà Vinh (6), Hà Nội (5), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Khánh Hòa (3), Bình Thuận (3), Long An (3), Hậu Giang (3), Bạc Liêu (3), Đắk Lắk (2), Phú Yên (2).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 237 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.007 ca, chiếm tỉ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Về tiêm chủng, trong ngày 24-12 có 989.988 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 144.513.779 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.881.418 liều, tiêm mũi 2 là 65.354.960 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 2.277.401 liều.
* Bộ Y tế tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát công tác điều trị, hồi sức tích cực, đánh giá nguyên nhân tử vong và công tác phòng chống dịch COVID-19 tại TP Hà Nội từ ngày 20-đến 26-12. Ngày 24-12, Bộ Y tế cũng tổ chức đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở tỉnh Tây Ninh và làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh.
* Sở Y tế TP.HCM cho biết tất cả trường hợp F0 thuộc nhóm nguy cơ phải được uống gói thuốc C ngay trước khi đi cách ly và không cần phải có triệu chứng. Còn F0 không thuộc nhóm nguy cơ được phát thuốc Molnupiravir khi có triệu chứng nhẹ.
* Hà Nội đã tiếp nhận, điều trị cho hơn 30.000 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó xấp xỉ 50% đã khỏi, hiện còn hơn 15.700 người đang được bố trí ở các tầng điều trị, trong đó, chủ yếu ở tầng 1 với 5.900 người đang điều trị tại nhà và hơn 8.000 người đang được điều trị tại trạm y tế lưu động và các cơ sở thu dung.
* Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến yêu cầu Sở Y tế lưu ý hướng dẫn các đơn vị thống nhất việc sử dụng thuốc kháng virus COVID-19; đưa ra thời gian và tiêu chuẩn ra viện cho người mắc COVID-19, rút ngắn nhất có thể ngày ra viện của F0, phối hợp với Sở Tài chính để thực hiện thanh toán chi phí điều trị...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận