25/05/2020 13:49 GMT+7

Tiểu thương Hong Kong đang sống trong sợ hãi

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Sau nhiều tháng biểu tình rồi đến dịch COVID-19, các hộ kinh doanh nhỏ trên khắp Hong Kong đang chật vật để vượt qua thời kỳ kinh tế xuống dốc tại đây. Đa phần tuy vậy đều nghĩ sẽ gắng bám trụ vượt qua khó khăn.

Tiểu thương Hong Kong đang sống trong sợ hãi - Ảnh 1.

Tiểu thương tại Hong Kong - Ảnh: HKFP

Hãng tin Hong Kong HKFP ngày 25-4 đã đăng tải bài phỏng vấn nhiều tiểu thương tại Hong Kong để vẽ nên bức tranh toàn cảnh công việc kinh doanh của họ trong thời điểm khó khăn hiện nay...

Tiểu thương Hong Kong đang sống trong sợ hãi - Ảnh 2.

Ông Tsan Long Tin - Ảnh: HKFP

Ông Tsan Long Tin: "Cha tôi làm nghề mộc vì thế tôi nối nghiệp ông. Ngày trước, việc kinh doanh tốt hơn nên cạnh tranh nhiều hơn. Chúng tôi từng bận rộn hơn. Nay chúng tôi rảnh rang đi nhiều, không ai đến nữa vì dịch bệnh.

So với dịch SARS, ảnh hưởng của đợt dịch này lớn hơn. Căn bệnh lây từ người sang người nên người dân đeo khẩu trang khắp nơi. Ai ai cũng sợ bị nhiễm. Tôi và vợ có một con trai, một con gái. Nếu tôi bị nhiễm, tôi có thể lây cho cả gia đình. Hong Kong đang sống trong sợ hãi.

Tôi dự tính tiếp tục làm việc để tiếp tục sống. Khi tôi về hưu, con tôi sẽ chăm sóc tôi. Cuộc sống là như vậy".

Tiểu thương Hong Kong đang sống trong sợ hãi - Ảnh 3.

Ông Hui Wai-kin - Ảnh: HKFP

Ông Hui Wai-kin: "Tôi đã làm việc từ khi 12 tuổi, vào khoảng năm 1962. Thời đó khác lắm. Tôi không hợp với học hành, thi không đủ điểm vào trung học nên phải đi làm, bắt đầu bằng chăn nuôi heo và làm một số việc vặt. Sau cùng tôi mở cửa hàng riêng và đã kinh doanh được hơn 30 năm.

Tôi đã chứng kiến nhiều thay đổi trong công việc buôn bán. Tôi đã làm việc với chính quyền, tham gia các hoạt động lập pháp nhằm đưa các loại thịt heo khác nhau vào thị trường. Chúng tôi đã trải qua nhiều gian khó kể từ tháng 5 năm ngoài vì dịch cúm heo, rồi xung đột chính trị và giờ là virus corona chủng mới. Các ngành nghề khác chỉ trải qua 2 sự kiện lớn, còn chúng tôi trải qua đến 3.

Ngành nghề của chúng tôi đã vượt qua rất nhiều trong năm vừa rồi".

Tiểu thương Hong Kong đang sống trong sợ hãi - Ảnh 4.

Ông Luk - Ảnh: HKFP

Ông Luk: "Tôi đã làm nghề này 50 năm có lẻ. Tôi bắt đầu từ lúc mới là thiếu niên. Hồi đó, việc chọn nghề không phải do tôi thích hay không. Tôi làm để kiếm tiền.

Kinh doanh hiện rất khó khăn. Trước đây từng có rất nhiều người đóng giày tại Happy Valley, nhưng nay ngày càng ít người buôn bán. Tôi vẫn bám trụ vì nếu không thì chẳng còn gì khác để làm cả. Vì thế tôi phải tiếp tục".

Tiểu thương Hong Kong đang sống trong sợ hãi - Ảnh 5.

Bà Ho - Ảnh: HKFP

Bà Ho: "Tôi đã bán quần áo trẻ em tại gian hàng này hơn 30 năm. Khi mới bắt đầu, tôi ăn nên làm ra vì nhiều người có con nhỏ. Nhưng giờ trẻ con ngày càng ít, tỉ lệ sinh của Hong Kong đã giảm xuống. Mua sắm trên mạng trở thành xu hướng chủ đạo, không tốt lắm cho việc làm ăn.

Mọi người không hạnh phúc vì cuộc sống hiện tại và họ không có khả năng chăm sóc cho con cái, cho nên nghĩ không có con thì tốt hơn. Đặc biệt ở Hong Kong, mua nhà là rất khó khăn, nên có con gần như là chuyện không tưởng. Thời của tôi, mọi người thường có 6-7 đứa con và chúng chăm sóc lẫn nhau. Nhưng nay mọi thứ đã khác.

Sự khác biệt lớn nhất là cách mọi người tương tác với nhau. Ngày xưa người ta tử tế hơn. Những người hàng xóm thường chăm sóc nhau, nhưng giờ thì không. Bạn sẽ rất may mắn nếu nhận được một câu ‘Chào buổi sáng!’".

Tiểu thương Hong Kong đang sống trong sợ hãi - Ảnh 6.

Ông Fu - Ảnh: FKFP

Ông Fu: "Tôi đã làm việc trong ngành buôn bán đồ cổ được 61 năm. Tôi đã nhảy việc để đến với nghề này. Nhưng giờ tôi không thể thay đổi nữa. Ngay cả khi cho tôi chọn lại, tôi vẫn sẽ chọn nghề này.

Hồi trước khi trao trả (Anh trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997), công việc làm ăn khá khẩm hơn. Du khách buộc phải đến Hong Kong trước khi vào đại lục, nhưng nay không còn thế nữa. Tôi rất tiếc khi phải nói rằng Hong Kong đã không còn hợp thời".

Tiểu thương Hong Kong đang sống trong sợ hãi - Ảnh 7.

Ông Feng - Ảnh: HKFP

Ông Feng: "Tôi đã làm nhiều nghề trước đây, nhưng tôi chỉ có 2 nghề chính cả đời là an ninh và làm kỹ thuật viên. Tôi về hưu năm 63 tuổi và giờ tôi đã 70. Tôi từng là chuyên gia an ninh. Mọi người biết tới tôi, tôi từng tham gia chương trình an ninh của ông Lương Chấn Anh (cựu trưởng đặc khu Hong Kong). Nay tôi sống qua ngày tại gian hàng nhỏ của mình.

Văn hóa ở đây rất tốt và tôi được chứng kiến nền kinh tế ngày một đi lên. Người dân có được an ninh tốt hơn. Điều tệ nhất về Hong Kong là chương trình hưu trí và phúc lợi. Chúng không đủ và tôi phải cố xoay xở".

Tiểu thương Hong Kong đang sống trong sợ hãi - Ảnh 8.

Ông Kwan - Ảnh: HKFP

Ông Kwan: "Tôi quyết định mở cửa hàng riêng khoảng 20 năm trước. Đây là hộ buôn bán gia đình vì thế chúng tôi chỉ quan tâm tới mình. Trong dịch SARS, ảnh hưởng có vẻ nhỏ hơn vì tình hình không kéo dài và nền kinh tế khôi phục gần như lập tức.

Ngày nay Hong Kong đang đối mặt với 2 vấn đề khó khăn: dịch bệnh và biến động chính trị. Tôi tin rằng vẫn có hi vọng. Mọi thứ sẽ tốt lên. Hong Kong sẽ ổn. Chúng tôi chỉ cần bám trụ được".

Sếp an ninh Hong Kong dùng chữ Sếp an ninh Hong Kong dùng chữ 'chủ nghĩa khủng bố' ở đặc khu

TTO - Người đứng đầu lực lượng an ninh tại Hong Kong, ông John Lee, bày tỏ lo ngại về sự gia tăng cái mà ông mô tả là "chủ nghĩa khủng bố" tại đặc khu này.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên