07/11/2024 15:51 GMT+7

Tiếp nhận đôi đũa hải mã, bộ tiềm, ống điếu từng được vua Hàm Nghi sử dụng

Hậu duệ vua Hàm Nghi tặng huyện Cam Lộ (Quảng Trị) 2 đôi đũa hải mã, một bộ tiềm, ống tăm và ống điếu từng được vua Hàm Nghi sử dụng lúc sinh thời.

Quảng Trị tiếp nhận đôi đũa hải mã, bộ tiềm, ống điếu từng được vua Hàm Nghi sử dụng - Ảnh 1.

Bộ tiềm và 2 đôi đũa hải mã vua Hàm Nghi từng sử dụng được các hậu duệ tặng huyện Cam Lộ - Ảnh: HOÀNG TÁO

Ngày 7-11, tại Di tích quốc gia thành Tân Sở (xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, Quảng Trị), UBND huyện Cam Lộ khai trương không gian trưng bày hiện vật, tư liệu về vua Hàm Nghi, phong trào Cần Vương tại huyện Cam Lộ, ra mắt sách "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ sĩ ở Alger" của tiến sĩ Amandine Dabat và tiếp nhận các kỷ vật của vua Hàm Nghi.

Quảng Trị tiếp nhận đôi đũa hải mã, bộ tiềm, ống điếu từng được vua Hàm Nghi sử dụng

Tại buổi lễ, tiến sĩ Amandine Dabat - nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 vua Hàm Nghi, cùng các ông Đặng Văn Giáp, Đặng Văn Luyện - hậu duệ đời thứ 4 của vua Hàm Nghi - đã trao tặng các kỷ vật của vua cho huyện Cam Lộ.

Các kỷ vật này gồm 2 đôi đũa hải mã, một bộ tiềm, một ống tăm và một ống điếu hút thuốc từng được vua Hàm Nghi sử dụng.

Quảng Trị tiếp nhận đôi đũa hải mã, bộ tiềm, ống điếu từng được vua Hàm Nghi sử dụng - Ảnh 2.

Ống điếu của vua Hàm Nghi - Ảnh: HOÀNG TÁO

"Tôi rất là vui khi quay trở lại đây. Cách đây hơn 1 năm, tôi có đến thăm đền thờ vua Hàm Nghi, các tướng sĩ Cần Vương và tôi có hứa quay trở lại, tặng một kỷ vật đặc biệt của vua Hàm Nghi.

Việc tôi trao tặng ống điếu của vua Hàm Nghi cho huyện Cam Lộ làm nổi bật hơn nữa vai trò, giá trị của thành Tân Sở với vua Hàm Nghi cũng như là phong trào Cần Vương", bà Amandine Dabat nói.

Quảng Trị tiếp nhận đôi đũa hải mã, bộ tiềm, ống điếu từng được vua Hàm Nghi sử dụng - Ảnh 3.

Bà Amandine Dabat ngắm các kỷ vật vua Hàm Nghi vừa trao tặng - Ảnh: HOÀNG TÁO

Dịp này, huyện Cam Lộ khai trương không gian trưng bày hiện vật, tư liệu về vua Hàm Nghi, phong trào Cần Vương. 

Không gian này đã tái hiện một phần cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt, không gian trưng bày nhiều bản in các bức tranh của vua Hàm Nghi vẽ khi bị lưu đày ở Alger và nước Pháp sau này.

Ông Trần Anh Tuấn - chủ tịch UBND huyện Cam Lộ - cho hay Khu di tích quốc gia thành Tân Sở có diện tích 25,4ha.

Huyện Cam Lộ mong muốn từng bước phục hồi, tôn tạo di tích để xứng tầm với vai trò, vị trí lịch sử một "Kinh đô kháng chiến" của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỷ XIX.

"Cam Lộ chỉ mới xây dựng được ngôi đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương; sắp tới huyện sẽ huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng nhà trưng bày, hướng tới trở thành Bảo tàng Cần Vương tại khu di tích.

Mong muốn của huyện là sẽ từng bước đầu tư khôi phục thành lũy và các hạng mục công trình của căn cứ Tân Sở năm xưa, để tất cả mọi người khi đến với di tích này đều thấy và ngưỡng vọng về một thời oanh liệt của dân tộc, về vị vua trẻ yêu nước" - ông Tuấn nói.

Tiếp nhận đôi đũa hải mã, bộ tiềm, ống điếu từng được vua Hàm Nghi sử dụng - Ảnh 4.

Bà Amandine Dabat ký tặng sách cho độc giả - Ảnh: HOÀNG TÁO

Quảng Trị tiếp nhận đôi đũa hải mã, bộ tiềm, ống điếu từng được vua Hàm Nghi sử dụng - Ảnh 5.Kỷ vật của vua Hàm Nghi được con cháu tặng lại cho Huế và Quảng Trị

Ba kỷ vật mà vua Hàm Nghi sử dụng lúc sinh thời đã được hậu duệ nhà vua tặng lại cho Huế và Quảng Trị.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên