Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai cũng đề nghị báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Đồng Nai đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành liên quan thực hiện chỉ đạo trước đó của Chính phủ, “trường hợp diện tích đất rừng và đất cần cho dự án có thể chuyển mục đích sử dụng mà ảnh hưởng tới tiêu chí, mục đích và nội dung xác lập vườn quốc gia Cát Tiên khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên thì dừng xây dựng dự án”.
Văn bản cũng nhấn mạnh vườn quốc gia Cát Tiên đã được Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt và hiện đang lập hồ sơ công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị quyết 49 của Quốc hội (khóa XII) “tiêu chí về dự án, công trình quan trọng quốc gia phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thuộc công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất vườn quốc gia từ 50ha trở lên”.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh thêm rằng giới khoa học đã thảo luận, nêu nhiều quan ngại về hai dự án thủy điện nói trên, những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái khu vực sông Đồng Nai và vườn quốc gia Cát Tiên; chế độ thủy văn và chất lượng nước sông Đồng Nai, đến sinh hoạt của người dân...
UBND tỉnh Đồng Nai đã có hai văn bản khẳng định dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A khi triển khai dù có những tác động tích cực nhất định nhưng tác động tiêu cực là rất lớn, có thể đánh đổi nhiều thiệt hại chưa thể lường hết được. UBND tỉnh đã kiến nghị thường vụ Tỉnh ủy thống nhất kiến nghị trung ương không nên quyết định đầu tư các dự án này. UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Công thương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư do dự án thuộc diện có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, vườn quốc gia từ 50ha trở lên phải trình Quốc hội.
Chưa tôn trọng ý kiến người bị thu hồi đất Ủy ban Pháp luật vừa có báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012. Ủy ban này đề nghị Chính phủ có biện pháp kiên quyết xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền đối với những việc để xảy ra khiếu nại, tố cáo do yếu kém, thiếu trách nhiệm của cơ quan, của cán bộ thuộc quyền quản lý của người đứng đầu đó. Ủy ban Pháp luật cho rằng với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh do giải quyết chậm hoặc có sai sót, đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan khẩn trương giải quyết, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm, thiếu trách nhiệm. Ủy ban Pháp luật đề nghị các cơ quan chức năng khắc phục tình trạng nhận đơn khiếu nại, tố cáo mà không xem xét xử lý hoặc chuyển đơn lòng vòng. Ủy ban Pháp luật lưu ý khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp khiếu nại kéo dài, vượt cấp, gay gắt, bức xúc. Tình trạng thiếu công khai, minh bạch, không tham khảo đầy đủ và tôn trọng ý kiến của người dân bị thu hồi đất để triển khai dự án, lợi ích chính đáng của người sử dụng đất không được xem xét cẩn trọng vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Không thể để mất những cánh rừng trăm nămOằn lưng gánh thủy điệnLật tẩy báo cáo tác động môi trường“Lật tẩy báo cáo tác động môi trường”: Sai sót khó tránh khỏiCó nên xây thủy điện Đồng Nai 6, 6A?Kiến nghị xem xét lại toàn diện thủy điện Đồng Nai 6 và 6ASông Đồng Nai đủ sức chịu bao nhiêu thủy điện?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận