Theo tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), một trong những biện pháp căn bản là ăn uống cân đối, đủ chất, trong đó, nên ưu tiên chọn thực phẩm có tác dụng tăng đề kháng. Mọi người nên ăn đa dạng, khoảng 15 loại thực phẩm mỗi ngày.
Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM)
Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn có thể đưa vào thực đơn hàng ngày để phòng Covid-19.
Trái cây họ cam quýt
Cam, quýt, chanh... giàu vitamin C, được nhiều người lựa chọn để tăng đề kháng trong thời dịch. Chúng giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon - loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Vitamin C trong những loại quả này còn hỗ trợ tăng sinh các tế bào lympho - loại tế bào trong hệ miễn dịch của cơ thể, có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus. Người trưởng thành mỗi ngày có thể dùng một nửa quả cam cỡ trung bình (tức khoảng 100-150 gram mỗi ngày), ăn hoặc uống nước cam một lần mỗi ngày và dùng thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C khác để đa dạng hóa khẩu phần.
Cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể
Ổi
Hơn 90% lượng vitamin C có trong khẩu phần ăn được cung cấp từ các loại trái cây, rau củ. Ngoài trái cây họ cam quýt, ổi cũng dồi dào vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống cảm lạnh, nhiễm virus. Nước ổi ép góp phần hồi phục sức khỏe với người bị ho, cảm lạnh.
Loại quả này còn chứa nhiều vitamin A, chất xơ, kẽm, kali, manga; chất chống oxy hóa khác như carotene và lycopene... có tác dụng nhuận trường, cho đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ kiểm soát huyết áp, chống lão hóa...
Ớt chuông đỏ
Một chén ớt chuông đỏ xắt nhỏ chứa gần gấp ba lần hàm lượng vitamin C trong một quả cam (khoảng hơn 190 mg). Chỉ cần ăn 100 gram ớt chuông đỏ đã có thể đảm bảo lượng vitamin C khuyến nghị.
Thực phẩm này còn chứa vitamin A, E, B6... góp phần giúp sáng mắt, có lợi cho làn da... Chất phytochemical và carotenoid, nhất là beta-carotene (tiền chất của vitamin A) có trong ớt chuông còn chống oxy hóa, chống viêm...
Bông cải xanh
Bông cải xanh cũng là thực phẩm nên đưa vào thực đơn thời dịch vì chứa nhiều vitamin A, C, E, chất xơ hòa tan... có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Chất sulforaphane có trong bông cải xanh chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp...
Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe của người trưởng thành, nhất là trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể hấp, luộc để giữ được nhiều dưỡng chất có lợi trong thực phẩm này.
Bông cải xanh tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho người lớn, trẻ em
Gừng, tỏi
Gừng, tỏi là những loại gia vị rất tốt để tăng đề kháng, phòng cảm cúm. Gừng có tính kháng viêm, giúp giải cảm hiệu quả. Tỏi giàu chất allicin giúp chống lại vi khuẩn bằng cách ức chế các enzyme có chứa lưu huỳnh cần thiết cho vi khuẩn.
Tỏi, gừng còn tốt cho tiêu hóa. Bạn có thể thêm vào bữa ăn những gia vị này vừa tăng cảm giác ngon miệng vừa nâng cao sức khỏe trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay.
Thịt, cá, trứng
Những thực phẩm này thuộc nhóm đạm - nhóm chất quan trọng tham gia vào hệ miễn dịch, giúp tạo kháng thể, chất dẫn truyền thần kinh, chất kháng viêm... Bữa ăn mỗi ngày của gia đình không thể thiếu đạm, tỷ lệ khoảng 15-20% trong tổng khẩu phần ăn. Người lớn, trẻ em có thể luân phiên thay đổi những món ăn này trong thực đơn, nên ăn khoảng 3 bữa cá mỗi tuần.
Thịt, cá, trứng cung cấp chất đạm, không thể thiếu trong bữa ăn gia đình
Các loại cá béo và hạt giàu béo
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, ô liu, hạt điều, hạt hướng dương... cung cấp chất béo thiết yếu cho cơ thể, giàu omega 3 và DHA, có tác dụng điều hòa các phản ứng miễn dịch và ngăn ngừa các phản ứng viêm quá mức của cơ thể.
Men vi sinh sống (Lợi khuẩn)
Men vi sinh sống chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn có hại. Khi đường ruột khỏe mạnh, chúng giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn, từ đó tăng sức đề kháng.
Theo bác sĩ Thu Hậu, bổ sung lợi khuẩn qua chế độ ăn uống hàng ngày là cách hiệu quả để tăng đề kháng, nhất là khi dịch bệnh bùng phát trở lại. Những thực phẩm lên men, đậu nành natto (Nhật Bản), kim chi, sữa chua uống men sống... có chứa nhiều lợi khuẩn hữu ích. Tuy nhiên, lợi khuẩn khi qua đường ruột có thể bị tiêu diệt bởi môi trường axit dạ dày khắc nghiệt.
Để giúp lợi khuẩn sống sót qua đường ruột, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm cúm, tập đoàn Chr. Hansen (Đan Mạch) - chuyên gia men vi sinh và lợi khuẩn hàng đầu châu Âu - đã nghiên cứu và cho ra đời lợi khuẩn L.Casei 431.
Lợi khuẩn này có trong sữa chua uống men sống Probi, thành tựu hợp tác giữa tập đoàn Chr. Hansen và nhãn hàng Vinamilk. Khả năng giúp tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, nhất là cảm cúm của Probi đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam vào năm 2016.
Kết quả cho thấy, Probi giúp cải thiện nồng độ miễn dịch, tăng đề kháng (nhóm dùng Probi có nồng độ miễn dịch cao hơn nhóm không dùng) tỷ lệ trẻ mắc cúm A và B ở nhóm dùng Probi thấp hơn nhóm không dùng (14,7% so với 22,4%); số ngày mắc cúm của nhóm dùng sản phẩm ít hơn nhóm chứng (4,15 ngày so với 5,35 ngày). Số trẻ bị mắc triệu chứng cúm 2-3 lần ở nhóm dùng Probi là 0,9% và nhóm chứng là 1,3%.
Sữa chua uống men sống giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng cho cả nhà
Sản phẩm chứa hơn 20 tỷ lợi khuẩn, được Tổng hội Y học Việt Nam khuyên dùng để nâng cao sức khỏe, đặc biệt tăng cường đề kháng, giúp cả nhà phòng bệnh. Probi được sản xuất tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men, và sử dụng nguyên liệu tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex.
Theo khảo sát của công ty Neilsen Việt Nam, Probi được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam trong ngành hàng sữa chua uống men sống 3 năm liền (từ tháng 6-2017 đến tháng 5-2020).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận