Phóng to |
Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng Singapore khi ấy chỉ nên phát triển thể thao trong cộng đồng, môi trường học đường, không chạy đua theo thành tích chuyên nghiệp. |
Asiad 2019: nên trả hay không? Asiad 2019: bỏ cuộc sớm còn hơn để dân oằn vai gánh nợTrao quyền đăng cai Asiad 2019 cho Việt Nam
"Đừng tự lừa dối chính mình. Điều mà đất nước chúng ta cần nhất là sức khỏe, sự hăng say, thoải mái và những con người được giáo dục tốt" Trích trong tác phẩmLÝ QUANG DIỆU: Những năm tháng khó khăn, khi ông đưa ra quan điểm về thể thao |
Đầu tiên là với Asiad 1970, Hàn Quốc được trao quyền đăng cai. Nhưng trong thời gian đó, giới truyền thông của nước này đã liên tục đưa ra nhận định về tình hình kinh tế khó khăn của Hàn Quốc và cho rằng nên trả quyền đăng cai.
Và ngày 30-4-1968, Ủy ban Olympic Hàn Quốc chính thức đưa ra thông báo bỏ cuộc với Liên đoàn Thể thao châu Á (Asian Games Federation, viết tắt AGF.
Đến năm 1981, Hội đồng Olympic châu Á - OCA ra đời để thay thế cho AGF), tổ chức chịu trách nhiệm chính về Asiad khi đó.
Cuối cùng Thái Lan - chủ nhà Asiad 1966 - chấp nhận thay Hàn Quốc trở thành chủ nhà của kỳ Asiad năm 1970 với điều kiện là chi phí tổ chức phải do AGF và Hàn Quốc hỗ trợ.
Theo tác phẩm Thể thao, chủ nghĩa dân tộc và văn hóa phương Đông (Sport, nationalism and Orientalism) của một nhóm các nhà nghiên cứu châu Á, đã có 12 quốc gia hỗ trợ chi phí cho Thái Lan tổ chức Asiad 1970.
Một kịch bản tương tự đã diễn ra với Singapore tại kỳ Asiad tám năm sau đó. Năm 1972, Singapore vượt qua Nhật Bản trong cuộc chạy đua giành quyền đăng cai Asiad 1978.
Ông E. W. Baker - chủ tịch Ủy ban Olympic Singapore - khi đó đã mô tả về một viễn cảnh tươi đẹp cho đảo quốc sư tử nếu họ tổ chức thành công Asiad.
Nhưng nhiều lãnh đạo của Chính phủ Singapore có suy nghĩ ngược lại.
Thời điểm đó, thể thao Singapore đang phát triển mạnh mẽ với việc khánh thành sân vận động quốc gia, tổ chức nhiều sự kiện thể thao...
Nhưng thủ tướng Lý Quang Diệu lại đưa ra quan điểm rằng Singapore khi ấy chỉ nên phát triển thể thao trong cộng đồng, môi trường học đường chứ không chạy đua theo thành tích chuyên nghiệp.
Tháng 7-1973, trong một bài phát biểu trước toàn dân, thủ tướng Lý Quang Diệu tuyên bố: “Một quốc gia nhỏ bé như Singapore không cho phép mình phí phạm thời gian cho việc chạy đua tranh giành những tấm huy chương ở Olympic, Asian Games hay SEAP Games (tiền thân của SEA Games). Với những cường quốc, điều này sẽ giúp họ đẩy mạnh nhiều khía cạnh, nhưng thật ngu ngốc và lãng phí nếu sao chép mô hình này cho các quốc gia nhỏ bé. Sẽ chẳng có lợi ích nào cho Singapore”.
Với lời tuyên bố mạnh mẽ của ông Lý Quang Diệu, vào đầu năm 1974 Ủy ban Olympic Singapore chính thức trả quyền đăng cai Asiad 1978, và Thái Lan tiếp tục đóng vai thay thế.
Hàng trăm ý kiến bạn đọc đã gửi về Tuổi Trẻ sau khi diễn ra phiên điều trần của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, và đại đa số đã tha thiết mong những người có trách nhiệm hãy trả quyền đăng cai Asiad 2019 với lý do chúng ta còn nghèo, thể thao đỉnh cao của VN còn yếu. Để rộng đường dư luận hơn nữa, Tuổi Trẻ thăm dò ý kiến mọi người về việc nên hay không nên tổ chức Asiad 2019 trên tuoitre.vn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận