14/10/2023 18:03 GMT+7

Thờ ơ với hầm đi bộ và cầu vượt, nhiều người liều lĩnh băng ngang đường

Ở TP.HCM, nhiều hầm đi bộ và cầu vượt được xây với chi phí "khủng" nhưng người dân thờ ơ đi lại. Họ chọn băng ngang đường bất chấp nguy cơ tai nạn giao thông.

Suốt buổi sáng 10-10, phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận chỉ lác đác vài học sinh sử dụng hầm đi bộ BT1 (nằm trên đoạn dẫn vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương). Từ 9h đến 11h, bên trong hầm chui hoàn toàn không có người qua lại. Trần hầm bị thấm nước một số điểm, nước liên tục nhỏ giọt xuống khiến cầu thang trơn trượt, dù có nhân viên vệ sinh túc trực dọn dẹp sạch sẽ ngay.

Suốt buổi sáng 10-10, phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận chỉ lác đác vài học sinh sử dụng hầm đi bộ BT1 (nằm trên đoạn dẫn vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương). Từ 9h đến 11h, bên trong hầm chui hoàn toàn không có người qua lại. Trần hầm bị thấm nước một số điểm, nước liên tục nhỏ giọt xuống khiến cầu thang trơn trượt, dù có nhân viên vệ sinh túc trực dọn dẹp sạch sẽ ngay.

Cụm ba hầm đi bộ được xây dựng tại nút giao thông Bình Thuận (đoạn quốc lộ 1 giao với đại lộ Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh) được đầu tư xây dựng hàng trăm tỉ đồng để phục vụ dân đi lại an toàn. Tuy nhiên người dân ít đi lại, hầm vắng hoe và đã có dấu hiệu xuống cấp.

Tương tự, hàng loạt cầu vượt dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng, Nơ Trang Long... (quận Bình Thạnh) và cầu vượt quanh trường học, bệnh viện cũng ít người đi. Thậm chí có nơi trở thành điểm sinh hoạt của người vô gia cư.

Ông Phan Văn Tho - nhân viên phụ trách trông coi cụm 3 hầm chui đi bộ - cho biết phần lớn người dân chọn băng ngang sang đường chứ không đi dưới hầm. Thời gian trước, cụm 3 hầm chui đi bộ có xuất hiện tình trạng ngập nước, bị người vô gia cư chiếm dụng, một số thiết bị điện bị trộm mất… nhưng đã được cải thiện.

Ông Phan Văn Tho - nhân viên phụ trách trông coi cụm 3 hầm chui đi bộ - cho biết phần lớn người dân chọn băng ngang sang đường chứ không đi dưới hầm. Thời gian trước, cụm 3 hầm chui đi bộ có xuất hiện tình trạng ngập nước, bị người vô gia cư chiếm dụng, một số thiết bị điện bị trộm mất… nhưng đã được cải thiện.

Hiện khu vực hầm đi bộ có bố trí nhân viên trông coi, túc trực 3 ca/ngày để đảm bảo vệ sinh. Nhân viên trông coi hầm cũng kiên quyết không cho người vô gia cư chiếm dụng hầm.

Hiện khu vực hầm đi bộ có bố trí nhân viên trông coi, túc trực 3 ca/ngày để đảm bảo vệ sinh. Nhân viên trông coi hầm cũng kiên quyết không cho người vô gia cư chiếm dụng hầm.

Ngược lại, bên trên hầm chui, dòng người băng ngang sang đường tấp nập. Hầu hết người dân băng ngang qua quốc lộ 1 đông nghẹt xe tải, mặc kệ dòng xe tải bấm còi inh ỏi. Trong khi đó, khu vực giao lộ này là một trong những điểm đen liên tục xảy ra tai nạn giao thông. Giờ tan tầm, nhiều công nhân đi thành đoàn, giơ tay xin đường.

Ngược lại, bên trên hầm chui, dòng người băng ngang sang đường tấp nập. Hầu hết người dân băng ngang qua quốc lộ 1 đông nghẹt xe tải, mặc kệ dòng xe tải bấm còi inh ỏi. Trong khi đó, khu vực giao lộ này là một trong những điểm đen liên tục xảy ra tai nạn giao thông. Giờ tan tầm, nhiều công nhân đi thành đoàn, giơ tay xin đường.

Theo nhiều người dân, việc băng ngang qua đường ít tốn thời gian hơn so với đi dưới hầm đi bộ. Có người đi dưới dạ cầu vì nghĩ như vậy cũng an toàn không kém đi xuống hầm đi bộ.

Theo nhiều người dân, việc băng ngang qua đường ít tốn thời gian hơn so với đi dưới hầm đi bộ. Có người đi dưới dạ cầu vì nghĩ như vậy cũng an toàn không kém đi xuống hầm đi bộ.

Cầu vượt số 2 ngay giao lộ Phạm Văn Đồng - Lê Quang Định (quận Bình Thạnh) cũng ít người đi. Bà Nguyễn Thị Huệ (88 tuổi) dắt hai cháu đi trên cầu bộ hành số 2 nói thường bà băng ngang sang đường nhanh hơn. Ngoài ra trên cầu thỉnh thoảng có người vô gia cư ngủ nên cũng sợ dù không có tài sản quý giá gì.

Cầu vượt số 2 ngay giao lộ Phạm Văn Đồng - Lê Quang Định (quận Bình Thạnh) cũng ít người đi. Bà Nguyễn Thị Huệ (88 tuổi) dắt hai cháu đi trên cầu bộ hành số 2 nói thường bà băng ngang sang đường nhanh hơn. Ngoài ra trên cầu thỉnh thoảng có người vô gia cư ngủ nên cũng sợ dù không có tài sản quý giá gì.

Thỉnh thoảng, vài người vô gia cư đến ngủ trên các cầu vượt khiến người dân ngại đi lên cầu.

Thỉnh thoảng, vài người vô gia cư đến ngủ trên các cầu vượt khiến người dân ngại đi lên cầu.

Đa số người dân chọn băng qua đường "cho tiện" thay vì leo lên cầu vượt.

Đa số người dân chọn băng qua đường "cho tiện" thay vì leo lên cầu vượt.

Tăng cường nhiều giải pháp hút người dân sử dụng hầm đi bộ, cầu vượt

Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết ngành giao thông TP triển khai xây dựng các hầm đi bộ, cầu vượt bộ hành nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dân đi bộ qua khu vực giao lộ, cổng trường học, bệnh viện... nhưng chưa hút được người dân.

Hiện nay, các đơn vị phối hợp chính quyền địa phương có biện pháp tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng hầm đi bộ, cầu vượt nâng cao an toàn giao thông.

Đối với vị trí cầu bộ hành gần bệnh viện, trường học sẽ lắp đặt mái che, bố trí mảng xanh, tăng cường chiếu sáng vào ban đêm cho người dân yên tâm đi lại. Thậm chí ở một số cầu vượt còn được lắp đặt thang máy, camera để tăng tiện ích phục vụ người dân.

Thời gian tới, các đơn vị tiếp tục rà soát xử lý hành vi lấn chiếm, xả rác thải, tụ tập... trên các cây cầu. Trung tâm cũng cùng địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong khu vực về việc sử dụng các công trình băng đường.

Hà Nội: Xây thêm hầm, cầu vượt cho người đi bộHà Nội: Xây thêm hầm, cầu vượt cho người đi bộ

Sở GTVT Hà Nội ngày 6-9 cho biết, từ nay đến hết năm 2009, sở sẽ tiếp tục xây dựng thêm các cầu vượt cho người đi bộ trên đường Xuân Thủy (đoạn trước cổng Trường ĐH Sư phạm HN) và đường Đại Cồ Việt (bên ngoài Trường ĐH Bách khoa).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên