30/10/2017 15:23 GMT+7

Thay vì phạt, sao ta không làm bạn với học trò?

TRẦN HUY MINH PHƯƠNG
TRẦN HUY MINH PHƯƠNG

TTO - Câu hỏi của một ông bố cũng là trăn trở của nhiều phụ huynh: Tại sao chúng ta phải có nhiều bản kiểm điểm, thay vì chân tình, tìm hỏi… để có thể làm bạn với học trò?

Thay vì phạt, sao ta không làm bạn với học trò? - Ảnh 1.

Nhằm góc thêm một góc nhìn cho diễn đàn giáo dục đúc khuôn, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu bài viết của bạn đọc Trần Huy Minh Phương.


Mong ước của một bà mẹ thời "robot hóa" học đường Mong ước của một bà mẹ thời 'robot hóa' học đường "Bà ngoại đi được xe máy, sao cô giáo bảo sai?" 'Bà ngoại đi được xe máy, sao cô giáo bảo sai?' Có phải tôi đã "can thiệp giáo dục" quá sớm? Có phải tôi đã 'can thiệp giáo dục' quá sớm?

"Chị bạn có con mới vào lớp Sáu, lớp đầu tiên của bậc Trung học Cơ sở (THCS). Phải nói đây là lớp cần đầu tư và tâm lý với học sinh như những người bạn trẻ thật sự thì mới dễ tạo hiệu quả trong quá trình dạy và học.

"Tại sao chúng ta phải có nhiều bản kiểm điểm và xử phạt cứng nhắc, sao không nhỏ nhẹ, chân tình, tìm hỏi… Ai mà chẳng thích nói ngọt? Bạn có thích không?! "

Trần Huy Minh Phương

Vì sao?

Một là, ở Tiểu học các em học được đánh giá bằng "con chữ", tức là học môn A đạt, môn B chưa đạt, môn C cần cố gắng… Còn sang THCS thì tất cả quy ra điểm số. Từ 5 tới 10 coi như qua sông ngon lành, còn từ 1 tới 4 điểm chờ mà xin kiểm tra lại, thi lại, học lại… và học thêm nâng cao nhé!

Hai là, ở Tiểu học ngoài các môn chuyên trách về năng khiếu như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục và Ngoại ngữ thì các môn còn lại đều một mình giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Do đó, một cô quản nhiều học sinh, nhưng dễ hiểu tâm lý và cách học ở mỗi trò. Còn ở THCS thì mỗi môn là một giáo viên khác nhau, tâm tính mỗi thầy cô là khác nhau.

Ba là, trong chương trình sách giáo khoa lại không có bài mở đầu cho mỗi môn học đầu cấp THCS. Qua tiết học, bài học đó nhằm giới thiệu chung môn học, chương trình học, cách học và làm việc giữa giáo viên với học sinh. Vào là học ngay, mà cách học ở cấp hai đâu như cấp một là đọc chép hoặc chờ học trò viết xong giáo viên mới viết tiếp.

Ở đây, có khi tự viết, viết theo suy luận, mắt nhìn bảng, tay ghi lia lịa, tai nghe thầy / cô giảng, óc suy nghĩ sâu xa vấn đề thảo luận… Bàn tay non nớt kia sẽ mỏi nhừ và hứng thú cũng rụi dần theo ngày qua.

Nếu kể ra sẽ không biết khi nào hết những khác biệt giữa Tiểu học và đầu cấp THCS.

Trở lại chuyện chị bạn kể khổ về đứa con trai đang học lớp Sáu. Chị bạn chia sẻ: "Con tôi mới đưa cho tôi ký tên dưới Bản kiểm điểm. Vì nó làm sai nội quy trường, lớp. Nhưng không hiểu sao thằng nhỏ lại nói là nó sai luật trường".

Tôi nghe ngạc nhiên, làm gì có luật trường. Trường học chỉ có nội quy. Đó là nội quy cho giáo viên và học sinh, rồi mỗi lớp lại có nội quy chi tiết cho phù hợp với lớp mình.

Chị bạn tâm sự: "Từ ngày nó lên lớp Sáu, tôi đã hoãn lại nhiều việc làm khác, cùng làm bạn với nó, cùng học với nó mà cũng học sái cổ chưa ăn thua. Tội cho tụi nhỏ bây giờ quá ông ơi!".

Rồi chị lại kể rằng: "Thằng nhỏ hôm nay đi học mang giầy không đúng màu quy định của nhà trường. Tức là thứ hai thì giầy màu khác, học môn Thể dục màu giầy khác. Nói chung đồng phục thì trong trường có sẵn, mỗi trường một kiểu đồng phục. Trăm hoa đua sắc chỉ có phụ huynh học sinh là hoa mắt với những sắc màu!".

Lại nữa, chị nói tiếp: "Nó mới tí tởn nói rôm rả cho tôi với cha nó nghe là thầy giáo dạy môn Tiếng Anh thấy con mang giầy mới đẹp, thầy nói là thầy cũng có một đôi y hệt con, mai thầy sẽ mang giầy đó cho thầy trò cùng màu sắc". Nó vui lắm, vì thầy hiểu nó, chịu làm người bạn nhỏ.

Nhưng bây giờ nó đưa bản kiểm điểm lần thứ ba, tính từ đầu năm học tới giờ, cho chị bạn ký. Tôi mới hỏi chị bạn là cô giáo phạt thế nào về việc mang sai mẫu giầy quy định của lớp / trường trong ngày đó?

Chị mới nói là: "Hôm nay, nó sẽ đem đôi giầy sai mẫu đó treo trên bục giảng tới hết giờ thì mới tháo xuống mang về. Tôi thấy có cái gì đó thiếu tôn trọng và rất kỳ quái!".

Tại sao chúng ta phải có nhiều bản kiểm điểm và xử phạt cứng nhắc, sao không nhỏ nhẹ, chân tình, tìm hỏi… Ai mà chẳng thích nói ngọt? Bạn có thích không?!

Cái này môn Tâm lý học Sư phạm ai cũng đều có học và trải nghiệm mà! Vậy là học sinh ngán trường, sợ thầy / cô, ê mình cùng môn học, ngáp vắn thở dài cho xong giờ, qua tiết để còn kịp về nhà mà ăn cơm rồi lại chạy tiếp cho học chiều, học thêm tối… học tất tần tật nhưng cái chữ chưa thể tiêu hóa. Như vậy là bội thực chữ còn gì! Tội cho con em chúng ta!

Xin thưa, một giờ dạy không chỉ là truyền thụ kiến thức cho người học mà đang vun bồi tình cảm, xây dựng con người mới, cho nên phải dụng công và chắt chiu lắm trong sự nghiệp trồng người gian nan và bền bỉ vậy!

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về thực trạng giáo dục đúc khuôn như hiện nay? Giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Hãy chia sẻ với chuyên mục Bạn đọc làm báo qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi ý kiến qua email: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!

.

TRẦN HUY MINH PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên