13/02/2021 11:47 GMT+7

Tết xưa - Tết nay: Con xin cặp bánh cho bạn con ở trong khu bị phong tỏa

NGUYỄN THU LAN
NGUYỄN THU LAN

TTO - Đêm. Chúng tôi cùng thức gói bánh tét. Thằng cháu nói: "Con xin một cặp cho bạn con ở trong khu bị phong tỏa được không cô Hai?". "Được chứ!". Tôi lại thấy một khía cạnh khác của dịch, rằng "giãn cách" nhưng nó lại đem người ta gần nhau hơn.

Tết xưa - Tết nay: Con xin cặp bánh cho bạn con ở trong khu bị phong tỏa - Ảnh 1.

Tôi chọn mấy cặp bông vì muốn đỡ phần nào cho cậu và còn vì muốn làm sáng lên ngôi nhà của mình - Ảnh: QUÂN NAM

Những ngày cuối tháng chạp, trời se se, nắng ươm vàng như mật. Lòng người rộn ràng đón đợi một cái Tết, một mùa đoàn viên sau cả năm dài chăm chỉ làm lụng. Và hoa, thật là nhiều hoa đang được chuyển về làm rực rỡ những chuyến xe, để điểm trang màu xuân cho phố.

Vậy rồi, dịch bệnh như một con quái vật không có trái tim đúng vào những ngày giáp Tết bỗng xồng xộc đến. Lòng người hoang mang.

Sáng 27, chúng tôi bật điện thoại và không khỏi giật mình với con số 24 ca dương tính, tất cả đều là các nhân viên bốc xếp hàng ở sân bay Tân Sơn Nhất. Hai con hẻm trong phường tôi cũng đã kéo rào phong tỏa đêm qua.

Hình ảnh những y bác sĩ với bộ trang phục bít bùng đặc trưng, cảnh các dân quân khẩu trang bịt kín kéo những đoạn rào phong tỏa, rồi tin về các cuộc họp khẩn của lãnh đạo thành phố... đầy ngập mặt báo.

Dịch đang rất gần và rất thật. Sức khỏe, cả tính mạng bao người bị đe dọa, hàng ngàn hay chục ngàn người bị tước đi dịp vui đoàn tụ và vô số hệ lụy khi thành phố buộc phải đóng cửa tất cả dịch vụ không thiết yếu. Bởi "không thiết yếu" nhưng nó là tất cả vốn liếng, là cuộc sống của biết bao con người.

Mỗi giờ, mỗi ngày, những con số cứ vọt lên. Đã có 33 điểm phong tỏa rồi. F2 đang trở thành F0! Thương bao người phải xuyên đêm cấp tập lấy mẫu xét nghiệm, truy vết theo con đường đi vô cùng phức tạp của từng ca bệnh..., chạy đua với con virus vốn vô chừng hiểm ác vì sự an nguy của cộng đồng.

Thành phố như một thiếu nữ vốn dĩ hoạt bát, cởi mở, tươi xinh giờ co mình, lặng yên. Đường hoa, phố Ông Đồ, những công trình là công phu của bao nhiêu bàn tay nghệ nhân, những ngôi chùa mà phật tử cùng chung tay với nhà chùa trang trí tuyệt đẹp giờ vắng tanh, chẳng dành cho ai ngắm.

Tết xưa - Tết nay: Con xin cặp bánh cho bạn con ở trong khu bị phong tỏa - Ảnh 2.

Chùa Xá Lợi, Q.3, TP.HCM sáng 30 Tết Tân Sửu - Ảnh: QUÂN NAM

Tôi nhìn qua bên kia đường. Những chậu bông vạn thọ vô tư khoe sắc, trái ngược với khuôn mặt trĩu buồn của cậu trai bán hàng. Người đi mua sắm bước ngang qua, khẩu trang kín mặt và không dừng lại.

Có lẽ ưu tiên của mọi người giờ là thực phẩm hơn là những thứ dành cho trang trí. Hàng quán vắng teo. Tôi bận, định xong mọi thứ rồi mới đi làm tóc nhưng vừa thấy cô chủ tiệm quen đăng trên Facebook "Sức khỏe trên hết. Hẹn mấy chị dịp khác nghen".

Ba tôi năm nay đã tám mươi nhưng còn rất khỏe và tinh tường. Ba nói: "Không việc gì thì đừng có đi ra đường, tránh tiếp xúc, còn trong nhà thì Tết cứ Tết, phong tục ông bà phải giữ, sắm sanh cúng quải cho chu tất. Cái gì rồi nó cũng qua đi thôi!". Tết mà chiều trời đổ cơn mưa, có đứa kêu buồn.

Ba lại nói: "Tết là phải vui. Mưa rửa bụi bặm cho lá cây trong vườn như thay áo mới đó chứ!". Chúng tôi cùng cười, rồi tỏa đi mỗi người mỗi việc. Bộ lư đèn được đưa xuống chùi bóng. Bàn thờ được quét dọn. Cọ mấy chỗ tường đóng rêu rồi giặm thêm sơn nước. Bếp núc thiếu món gì thì chạy mua. Xác định không ăn ngoài, nhất là đám trẻ.

Đêm. Chúng tôi cùng thức gói bánh tét. Tôi chỉ mấy đứa trẻ tập gói bởi năm ngoái giờ này chúng đã balô đi chơi xa với chúng bạn rồi. Thằng cháu nói : "Con xin một cặp cho bạn con ở trong khu bị phong tỏa được không cô Hai?". "Được chứ!". Tôi lại thấy một khía cạnh khác của dịch, rằng "giãn cách" nhưng nó lại đem con người ta gần nhau hơn.

Lâu lắm rồi, chúng tôi mới có không khí gia đình ấm áp, đầy đủ thế này. Và có phải sức mạnh của tình thân sẽ giúp người ta chiến thắng mọi hiểm nguy! Ba tôi thấy vui, cũng trở dậy, xuống võng nằm đưa cọt kẹt. Câu chuyện về những Tết xưa ba kể với bao điều khơi gợi trong ánh mắt trong veo của bọn trẻ.

Giọng ba tôi vẫn đều đều. Đêm quá yên tĩnh. Thỉnh thoảng có tiếng còi của xe công an phường chạy qua. Những đứa trẻ vẫn ngồi quanh nồi bánh sôi sùng sục. Lửa hồng hửng trên những khuôn mặt.

Một niềm cảm thương và cả sự kính phục, lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà dâng lên trong lòng. Đã đi qua rồi những cái Tết của chiến tranh, chết chóc và đói kém. Tết, dịch bệnh rồi cũng sẽ qua thôi!

Sáng, tôi băng qua đường chọn mấy cặp bông vạn thọ. Chàng trai lăng xăng, vẻ cảm kích. Tôi mua vì muốn đỡ phần nào cho cậu, mà còn vì muốn làm sáng lên ngôi nhà của mình, để giữ Tết cho những đứa trẻ.

Lại bật điện thoại cập nhật tin dịch, đọc mà thương quá những người đã thức vì chúng ta. Mà quý cái tình người trong những nơi bị cách ly, phong tỏa.

Giao thừa đã không có tiếng đì đùng, không có pháo bông nở rực trời, chúng ta sẽ ngắm những ngôi sao lấp lánh trong thinh lặng để nghĩ ngợi nhiều hơn. Thắp nén nhang bên mâm cúng giao thừa, gửi lên trời lời nguyện cầu, mong dịch bệnh bị đẩy lùi, mong bình an cho gia đình, cho mọi người và cho cả quê hương.

banner Têt xưa - Tết nay

Diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.

Diễn đàn gồm các bài viết, bài dự thi của cuộc thi Tết xưa - Tết nay về những ký ức Tết xưa, khát vọng ngày xuân hay những khoảnh khắc sum họp, cảnh đẹp trên đường về quê đón Tết của bạn đọc.

Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước. Thời gian nhận bài từ ngày 15-1-2021 đến hết ngày 20-2-2021.

Cách thức tham gia:

Bài viết dự thi gửi đến theo 2 cách:

Gửi qua địa chỉ email: tet@tuoitre.com.vn

Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết Tết xưa - Tết nay.

Bạn đọc vui lòng cung cấp địa chỉ, số tài khoản, số CMND để chúng tôi chuyển nhuận bút.

Các bài lọt vào vòng sơ kết sẽ được thông báo sau.

Cơ cấu giải thưởng:

• 1 giải nhất: 10 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Samsung A31 của FPT Shop; 02 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 2 giải nhì: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Xiaomi Note 9 hoặc Oppo A53 của FPT Shop; 01 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 3 giải ba: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Realme C12 hoặc VSmart Joy 4 hoặc Vivo Y20 của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size lớn.

• 10 giải khuyến khích: mỗi giải gồm 2 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là sạc dự phòng UMETRAVEL 10.000 mAh của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size nhỏ.

• 20 phần quà tặng dành cho bạn đọc trên mạng xã hội là: balô FPT Shop + voucher giảm 10% khi mua laptop tại hệ thống cửa hàng FPT Shop; gấu bông + túi du lịch Vietjet.

Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 28-2-2021.

Tết xưa - Tết nay: Gánh nước giao thừa, chiếc quần tích kê và nồi bánh chưng Tết xưa - Tết nay: Gánh nước giao thừa, chiếc quần tích kê và nồi bánh chưng

TTO - Lời mẹ kể lại. Ông nội bảo giao thừa không cần phải xem người hợp tuổi đến xông đất. Mẹ mày cứ quẳng đôi gánh ra sông Cái, múc đầy rồi về. Nước tràn trề là năm mới may mắn. Và bao năm qua, mẹ đã "xông đất" nhà mình như thế.

NGUYỄN THU LAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên