Lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả cùng các khách mời cắt băng khánh thành Trung tâm
Tập đoàn Đèo Cả với mục tiêu cụ thể hóa đào tạo nhân sự các cấp
Trung tâm huấn luyện thực hành được xây dựng với ý nghĩa lấy con người làm trung tâm, xương sống của sự phát triển bền vững của Tập đoàn Đèo Cả. Nhiệm vụ của trung tâm là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tổ chức.
Công trình có phòng hội nghị phục vụ các chương trình đào tạo quy mô hơn 300 người, là nơi sinh hoạt của Đảng ủy, đoàn thanh niên, công đoàn Công ty và các phòng huấn luyện thực hành như: PCCC, CHCN, Hạt quản lý đường bộ.
Xưởng sửa chữa được trang bị thiết bị hiện đại, đón đầu xu hướng công nghệ số. Mô hình đào tạo thực hành và lưu đồ đào tạo nhân lực về chuyên môn, văn hóa doanh nghiệp, các công cụ quản trị điều hành được sắp xếp theo chủ đề phục vụ công tác huấn luyện và thực hành.
Ông Lê Quỳnh Mai - đại diện Tập đoàn Đèo Cả phát biểu tại buổi lễ
Các chương trình huấn luyện thực hành được thiết kế với nhiều mức độ khác nhau, phù hợp với từng cấp bậc và vị trí làm việc trong tổ chức. Trung tâm cũng sẽ tổ chức các hoạt động đa dạng như các cuộc thi, hội thảo, tọa đàm để tăng cường kiến thức và kỹ năng cho nhân sự. Việc đầu tư vào con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra sự chủ động để thích ứng với môi trường bên ngoài.
Ông Lê Quỳnh Mai - đại diện Tập đoàn Đèo Cảm - cho hay: "Đây là một bước tiến mới trong công tác phát triển và nâng cao năng lực nguồn nhân lực của tập đoàn, mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho người lao động. Chúng tôi tin rằng trung tâm huấn luyện thực hành Đèo Cả sẽ trở thành một điểm đến quan trọng trong việc đào tạo và rèn luyện nguồn nhân lực, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Trung tâm huấn luyện thực hành Đèo Cả sẽ có những hiệu quả cụ thể góp phần vào sự phát triển của tập đoàn trong tương lai".
Liên kết ngoài hình thành chuỗi cung ứng
Tại buổi lễ, Tập đoàn Đèo Cả ký các thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Bách khoa TP.HCM và Trường cao đẳng GTVT đường bộ với các nội dung về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tuyển dụng, thực tập, tài trợ cho các hoạt động sinh viên, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cũng trong buổi lễ, Tập đoàn Đèo Cả đã ký thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp: PVOIL, Xi măng VICEM, Tập đoàn KKS, Thiết bị đầu tư Bình Minh, Tập đoàn Thiết bị G7.
Các thỏa thuận hợp tác với đối tác là nhà đầu tư, nhà cung cấp, đơn vị đào tạo nhân lực nhằm khai thác và phát huy thế mạnh, tiềm năng và sử dụng hiệu quả nguồn lực mỗi bên.
Đối với PVOIL, nghiên cứu đầu tư trạm dừng nghỉ tại các công trình dự án mà Đèo Cả thi công, xây dựng và quản lý vận hành, tham gia đấu thầu nhà đầu tư thực hiện các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam và các tuyến cao tốc, quốc lộ khác.
Đối với Công ty VICEM và Tập đoàn KKS, cung cấp xi măng các loại, sản phẩm phụ gia và vật liệu xây dựng, trao đổi thông tin, dự báo xu hướng sử dụng vật liệu trong ngành xây dựng để cùng nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới trên cơ sở chuỗi giá trị của xi măng đáp ứng yêu cầu về vật liệu xây dựng. Đối với Công ty Thiết bị Đầu tư Bình Minh và Tập đoàn Thiết bị G7, cung cấp máy móc, thiết bị và các loại trạm trộn bê tông để thực hiện dự án.
Xác lập trách nhiệm thi công trong hệ thống
Các ký kết Giao - Quản nội bộ
Tập đoàn Đèo Cả đã ký kết biên bản Giao - Quản nội bộ với các đơn vị thành viên là HHV, DCC, ICV về việc thực hiện dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Biên bản quy định các nội dung chính về cơ chế giao - nhận, thưởng - phạt và cơ chế quản đối với các đơn vị khi nhận khối lượng thực hiện thi công các gói thầu thuộc dự án cao tốc.
Theo đó, về cơ chế giao - nhận, Tập đoàn là bên giao khối lượng công việc, chỉ tiêu và nguồn lực. Thưởng hiệu quả và thưởng tiến độ được tính bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu yêu cầu và kết quả thực tế mà bên nhận thực hiện và phát theo mức độ tương ứng khi không hoàn thành công việc.
Ông Phan Văn Thắng - tổng Giám đốc ICV - nhận định: "Sự quản lý ở đây là định hướng và đảm bảo cho các hoạt động được diễn ra theo đúng lộ trình. Quản lý nội bộ doanh nghiệp tốt sẽ đảm bảo cho các hoạt động thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, minh mạch các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng cá nhân, bộ phận, từng đơn vị thành viên.
Ở góc độ là đơn vị thành viên tham gia vào công việc chung của hệ thống, chúng tôi thấy rằng cơ chế giao - quản sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động đúng mục đích, kiểm soát tiêu cực, đề cao trách nhiệm của từng bên".
"Đèo Cả là tập đoàn hàng đầu về phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có: xây dựng, phát triển, vận hành các công trình giao thông, đặc biệt cầu, hầm, đường,… Đây là công việc đặc thù, có khối lượng công việc đồ sộ, đòi hỏi trình độ nhân sự, kỹ thuật, rèn luyện cao. Với quy mô hiện nay với 6.000 CBNV, kỹ sư, lãnh đạo..., đây là một lực lượng rất lớn.
Với tầm nhìn chiến lược của tập đoàn lấy con người - nguồn nhân lực làm trung tâm, bên cạnh đó kết hợp với khoa học kỹ thuật, ngày càng phát huy chất lượng công trình", ông Mai Thanh Phong - hiệu trưởng trường Bách Khoa TP HCM - chia sẻ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận