Lập tổ công tác đền bù thiệt hại cho DN bị đập pháTập trung hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại
Đại diện một hãng bảo hiểm (phải) trao tạm ứng tiền bảo hiểm cho các doanh nghiệp bị thiệt hại - Ảnh: Bá Sơn |
Trong đó nhiều nhất là các doanh nghiệp Đài Loan (87 doanh nghiệp với số tiền 59,5 tỉ đồng), Singapore (ba doanh nghiệp, 28,3 tỉ đồng), Hàn Quốc (ba doanh nghiệp, 3,3 tỉ đồng)... Một số hãng bảo hiểm có số tiền tạm ứng bảo hiểm lớn là: Bảo Việt 25,6 tỉ đồng, Fubon Insurance 31 tỉ đồng, Pijico 20 tỉ đồng...
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng số tiền tạm ứng bảo hiểm lần này tuy nhỏ nhưng là nguồn kinh phí cần thiết để các doanh nghiệp khắc phục một phần khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh. Mặt khác, việc chi trả bảo hiểm nhanh chóng còn thể hiện trách nhiệm của các hãng bảo hiểm trong việc xây dựng lòng tin và hỗ trợ khách hàng sớm sản xuất trở lại. Đại diện Công ty Esquel Garment Manufacturing (Khu công nghiệp VSIP 1, được Bảo hiểm Bảo Việt tạm ứng 1 triệu USD tiền bảo hiểm) cho biết sau sự cố vừa qua, được hãng bảo hiểm và các cơ quan chức năng nhanh chóng hỗ trợ thống kê thiệt hại và khôi phục sản xuất nên công ty vẫn giữ vững niềm tin và sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh tại VN trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm VN, thống kê sơ bộ hiện có hơn 20 hãng bảo hiểm trong nước và quốc tế hoạt động tại Bình Dương với khoảng 300 khách hàng bị thiệt hại. Ông Phùng Đắc Lộc - tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm VN - cho biết các doanh nghiệp bị thiệt hại vẫn đang phải chờ kết quả giám định mới xác định được số tiền chi trả bảo hiểm cụ thể. Nhưng trên cơ sở xác định bước đầu tài sản bị thiệt hại nên vẫn tạm ứng trước một phần tiền để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng khắc phục, trở lại sản xuất bình thường. Sau khi có kết quả thiệt hại cụ thể, các hãng bảo hiểm sẽ tiếp tục chi trả.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận