15/03/2022 13:58 GMT+7

Startup theo chân y bác sĩ 'trên từng cây số' trong COVID-19

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Là sản phẩm SaaS (phần mềm cho thuê) dành cho doanh nghiệp (B2B), tổng đài ảo Callio từng đồng hành cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam trong công tác hỗ trợ, theo dõi sức khỏe bệnh nhân COVID-19.

Anh Giang Thiên Phú, CEO Công ty Gadget, nói về tổng đài ảo Callio, và quá trình giúp quản lý hồ sơ bệnh nhân COVID-19, hỗ trợ bác sĩ hằng ngày gọi điện thăm khám cho F0 và F1 nguy cơ cao giai đoạn cao điểm dịch - Video: C.NHẬT - T.KIỆT - D.HƯỜNG

Startup theo chân y bác sĩ trên từng cây số trong COVID-19 - Ảnh 2.

Giang Thiên Phú - Ảnh: C.NHẬT

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, anh Giang Thiên Phú (CEO Công ty Gadget, đồng sáng lập Callio) cho biết vào lúc cao điểm dịch như tháng 7-2021, Callio nhận đến hơn 1 triệu cuộc gọi mỗi ngày.

* Khi nào anh nảy sinh ra ý tưởng cho Callio?

- Trong nhiều năm làm việc tại các môi trường startup, công ty, tập đoàn lớn, tôi luôn tìm kiếm một giải pháp quản lý tập trung toàn bộ kênh giao tiếp và thông tin khách hàng trên một phần mềm, nhưng chưa có giải pháp nào vừa ý. Callio là giải pháp giải quyết vấn đề đó, được xây dựng dựa trên trải nghiệm thực tế làm quản lý ở nhiều môi trường doanh nghiệp, rất dễ sử dụng với mọi đối tượng.

* Từ khi thành lập đến nay, đâu là thử thách đáng kể nhất anh gặp phải?

- Cuối tháng 7-2021, Callio nhận lời hỗ trợ nền tảng công nghệ phục vụ công tác hỗ trợ theo dõi sức khỏe bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà. Việc xây dựng quy trình chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện gấp rút chỉ trong 7 ngày để đưa vào sử dụng liền. Đội ngũ phải thực hiện công việc ngày đêm không ngủ liên tiếp ba ngày mới kịp tiến độ. 

Ngay sau đó lượng cuộc gọi trên hệ thống tăng vọt, có ngày lên tới hơn 1 triệu cuộc gọi. Chúng tôi phải liên tục nâng cấp và cải thiện hệ thống trong hơn 3 tháng của giai đoạn chống dịch căng thẳng nhất.

Startup theo chân y bác sĩ trên từng cây số trong COVID-19 - Ảnh 3.

CEO Callio Giang Thiên Phú (phải) trao đổi với cộng sự - Ảnh: C.NHẬT

* Anh đã lèo lái startup của mình vượt sóng gió thế nào?

- Khoảng giữa tháng 7-2021 khi dịch bệnh căng thẳng nhất, cả Hà Nội, TP.HCM và nhiều thành phố khác đều phong tỏa toàn bộ, kéo theo 20% khách hàng của Callio ngừng hoạt động, doanh thu sụt giảm tới 30% trong hơn 3 tháng. 

Chúng tôi phải hết sức thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm mọi chi phí trong điều kiện làm việc thử thách hơn nhiều (chẳng hạn làm việc, quản lý từ xa). 

Nhờ tinh thần vượt khó của toàn bộ đội ngũ, chúng tôi cũng vượt qua khủng hoảng. Nhưng có lẽ vì công việc quá áp lực, số lượng nhân sự trong công ty chỉ còn khoảng 1/3 so với trước đó.

* Anh đánh giá thế nào về thành quả của Callio?

- Có thể nói chúng tôi có tốc độ phát triển rất nhanh và xây dựng sản phẩm chỉ trong 2 tháng, có ngay 100 khách hàng lớn trả phí sau 6 tháng (các startup tương tự thường mất từ 1-3 năm), và có lãi sau hai năm hoạt động. 

Ngoài ra, Callio gọi vốn thành công ngay từ năm hoạt động đầu tiên, là 1 trong top 10 doanh nghiệp khởi nghiệp ICT xuất sắc năm 2021, vào chung khảo Nhân tài đất Việt 2021, đoạt giải nhất Giải thưởng sáng tạo TP.HCM năm 2021…

Startup theo chân y bác sĩ trên từng cây số trong COVID-19 - Ảnh 4.

Callio hỗ trợ các doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng từ các kênh trên một nền tảng - Ảnh chụp màn hình

* Khởi nghiệp là một hành trình đầy chông gai. Vậy anh đã chuẩn bị những gì?

- Trước khi khởi nghiệp với công ty hiện tại, tôi đã có một quá trình rèn luyện và học tập không ngừng. Tôi từng khởi nghiệp thất bại ngay từ khi mới tốt nghiệp cấp 3. Làm việc trong công ty khởi nghiệp khác để trả nợ, tiếp tục khởi nghiệp lần 2 vào năm 2011 rồi lại thất bại. 

Từ năm 2012, tôi làm nhiều công việc từ dạy học lập trình, làm việc tại nhiều công ty khởi nghiệp và công ty, tập đoàn lớn để học hỏi. Tới năm 2017 tôi tiếp tục khởi nghiệp và lại thất bại. Liên tục cố gắng cho tới nay mới có được một công ty khởi nghiệp có thể tự tồn tại được.

* Điểm chung của các thất bại trước đây?

- Hầu hết đều do mô hình kinh doanh không rõ ràng, quyết khởi nghiệp và chọn mô hình kinh doanh vì sở thích cá nhân nhiều hơn là tính toán lý trí. Sau này khi có gia đình riêng, có con nhỏ, tôi buộc phải thay đổi, suy nghĩ nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, kỷ luật hơn nên khởi nghiệp lần này mới có thể tồn tại được.

* Startup của anh hiện có nhiều nhân sự. Anh có gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực quản trị nhân sự, nhất là khi các startup trẻ thường khó giữ người bằng tài chính?

- Chúng tôi có gặp nhiều khó khăn về nhân sự, tuy nhiên tôi không đánh giá vấn đề là tài chính, mà phần lớn là do startup của mình không phát triển đủ nhanh để đáp ứng lộ trình sự nghiệp của các bạn, ngoài ra còn do vấn đề giao tiếp nội bộ. Chúng tôi vẫn luôn cải thiện từ văn hóa, tác phong trong doanh nghiệp, lộ trình đào tạo và con đường thăng tiến để giữ chân và phát huy tối đa năng lực của nhân sự.

Volvo Car tặng 2 HIO cho Tuổi Trẻ Golf Tournament For Startup 2022

Sau hai tuần phát động, chuỗi sự kiện Tuổi Trẻ Golf Tournament for Start-up lần 3 đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của bạn đọc, các nhà khởi nghiệp trẻ và các đơn vị đồng hành.

Volvo Car Việt Nam đồng hành cùng sự kiện ý nghĩa này với 2 xe hơi cho 2 Hole in one (HIO) là XC90 (có 2 phiên bản động cơ B6 và T8 - giá từ 4 tỉ đến 4,5 tỉ đồng) và V60CC (hơn 2,5 tỉ đồng) tại hố số 8 và 16.

Các golf thủ tham gia giải lần này còn có cơ hội chạm tay vào các HIO hấp dẫn khác, như: HIO bộ gậy honma 4 sao Aizu trị giá 600 triệu đồng, Hole in one bộ gậy honma Black trị giá 155 triệu đồng, HIO 1 vé máy bay khứ hồi của Vietnam Airlines đến bất kỳ quốc gia châu Á nào...

Khởi động từ năm 2019, sự kiện thường niên Tuổi Trẻ Golf Tournament For Startup ra đời nhằm tạo sân chơi ý nghĩa và khích lệ tinh thần khởi nghiệp cho các startup cả nước. Chuỗi sự kiện năm 2022 tiếp tục được báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM tổ chức, hướng đến kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Năm nay, startup xuất sắc lọt vào vòng chung kết và được Hội đồng thẩm định đánh giá cao nhất sẽ được nhận hỗ trợ đặc biệt: giải thưởng PFEC Hòn Ngọc Viễn Đông, trị giá 100 triệu đồng

Sẽ có hơn 30 câu chuyện khởi nghiệp nổi bật được chọn để giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ (online hoặc báo giấy, truyền hình Tuổi Trẻ, fanpage…) trong tháng 3-2022. Diễn đàn "Cảm hứng khởi nghiệp" sẽ là nơi cho các bạn trẻ, bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này chia sẻ những ý tưởng khởi nghiệp.

Ngoài việc được vinh danh trên mặt báo, những câu chuyện khởi nghiệp trên sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều quỹ đầu tư cũng như quảng bá hình ảnh đến với công chúng. Ban tổ chức cũng sẽ chọn một số startup tiêu biểu để hỗ trợ một khoản kinh phí với sự đồng hành của các đơn vị như, Công ty CP PFEC Hòn Ngọc Viễn Đông, Hưng Thịnh Land, FE Credit, Number 1, Volvo Car Việt Nam, An Hòa...

Các startup, nhóm bạn trẻ có ý tưởng khởi nghiệp hay và có tính thực tế cao, hoặc bạn đọc có các câu chuyện thiết thực phía sau những chân dung khởi nghiệp, từ hôm nay có thể gửi bài viết tự giới thiệu, những câu hỏi liên quan về địa chỉ email: golfforstartup@tuoitre.com.vn.

MINH HUỲNH

Startup theo chân y bác sĩ trên từng cây số trong COVID-19 - Ảnh 6.
Volvo Car tặng 2 HIO cho Tuổi Trẻ Golf Tournament For Startup 2022 Volvo Car tặng 2 HIO cho Tuổi Trẻ Golf Tournament For Startup 2022

Volvo Car Việt Nam vừa xác nhận tham gia đồng hành cùng sự kiện ý nghĩa này với 2 xe hơi cho 2 Hole in one (HIO) là XC90 (có 2 phiên bản động cơ B6 và T8 – giá từ 4 tỷ đến 4.5 tỷ) và V60CC (hơn 2.5 tỷ) tại hố số 8 và 16.

CÔNG NHẬT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên