19/12/2018 08:28 GMT+7

Sợ sai lại càng sai!

LÊ QUANG THƯỞNG, (Nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ Chức Trung ương Đảng) - TIẾN LONG ghi
LÊ QUANG THƯỞNG, (Nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ Chức Trung ương Đảng) - TIẾN LONG ghi

TTO - Tâm lý sợ sai đang loang ra, từ TP.HCM nay đến Đà Nẵng.

Sợ sai lại càng sai! - Ảnh 1.

Kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng đang diễn ra - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý rằng: "Tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng có chững lại... Đừng vì những vụ việc sai phạm trước đây làm ảnh hưởng đến tư tưởng và hành động của các ngành, các cấp. Như thế sẽ tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư..."

Tâm lý sợ sai đã xuất hiện sau những vụ khởi tố, bắt giam một số nguyên lãnh đạo các thời kỳ của TP.HCM, Đà Nẵng... do có các sai phạm trong quản lý, gây thất thoát tài sản công khiến nhiều cán bộ đương chức có tâm lý không dám làm vì sợ sai. 

Nếu kéo dài việc này sẽ dẫn đến trì trệ, trong khi lúc này doanh nghiệp và người dân rất cần sự hành động quyết liệt của cán bộ, công chức để duy trì, kiến tạo niềm tin vào một môi trường đầu tư tốt hơn sau những xáo trộn.

Vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ đảng viên sai phạm là chuyện diễn ra bình thường từ xưa đến nay. Ngay từ thời Bác Hồ còn sống đã coi trọng việc xử lý kỷ luật đảng viên sai phạm, như vụ xử lý đại tá Trần Dụ Châu - cục trưởng Cục Quân nhu, Bộ Quốc phòng - năm 1950.

Sự chuyển mình của đất nước khi bước vào thời kỳ đổi mới, hình thành cơ chế thị trường, kéo theo đó một bộ phận cán bộ, đảng viên bộc lộ chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm trong thực thi công vụ, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Cán bộ sai phạm phải bị xử lý nghiêm. Nhưng nếu chỉ vì sợ sai, sợ bị xử lý mà cán bộ, công chức đương nhiệm không dám hành động cũng là sai. Việc sợ khuyết điểm, trách nhiệm không những làm trì trệ sự phát triển, còn ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, môi trường và thu hút đầu tư.

Sai phạm bị xử lý vừa qua là thuộc về quá khứ, hiện tại đặt ra cho cán bộ, công chức một khối lượng công việc cần xử lý và hoàn thành đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Nếu cứ lơ là, lảng tránh, chậm trễ giải quyết các đầu việc của cán bộ công chức sẽ tác động đến kết quả công việc của các ngành, các cấp và tăng trưởng kinh tế của địa phương, chắc chắn đời sống người dân bị ảnh hưởng.

Do vậy, trách nhiệm ở đây là của các tổ chức Đảng, cấp ủy phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến vi phạm. Phải chỉ ra cụ thể từng "bệnh" trong quản lý nhà nước dễ dẫn đến sai phạm. Từ đó giáo dục, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải giữ vững tinh thần liêm khiết, tránh xa những sai lầm khuyết điểm, vững vàng trong công việc được phân công. Nỗ lực hoàn thành mọi mục tiêu, chỉ tiêu đã được giao.

Về phần mình, mỗi cán bộ, công chức phải làm đúng trách nhiệm của mình và tránh xa chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm. Một khi làm đúng chức trách công việc thì không phải sợ gì cả.

Chủ tịch Quốc hội: Diện mạo Đà Nẵng không thua thành phố nào Chủ tịch Quốc hội: Diện mạo Đà Nẵng không thua thành phố nào

TTO - Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP Đà Nẵng sáng 17-12. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có bài phát biểu đánh giá rất cao thương hiệu mà thành phố gầy dựng.

LÊ QUANG THƯỞNG, (Nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ Chức Trung ương Đảng) - TIẾN LONG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên