Ảnh: TTC
Theo đó, tỉ lệ cổ tức đã tạm ứng là 4%, hoàn thành vào ngày 25-1; tỉ lệ cổ tức chi trả còn lại là 4%, nghĩa là mỗi cổ phần sở hữu nhận được 400 đồng tiền mặt.
Đại diện đơn vị này cho biết sẽ sử dụng hơn 210 tỉ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế.
"Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 10-7, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 9-7, cũng là ngày giá cổ phiếu SBT điều chỉnh kỹ thuật và thời gian thực hiện chi trả dự kiến là ngày 9-8. Như vậy, SBT hoàn thành trả cổ tức tiền mặt 8% cho cổ đông niên độ 17-18 như cam kết, với tổng số tiền thực hiện chi trả lên tới gần 410 tỉ đồng", vị này cho biết.
Đơn vị này hiện đang sở hữu một danh mục sản phẩm đa dạng gồm 16 sản phẩm đường lưu hành trên thị trường từ sản phẩm cao cấp nhất là đường organic dành cho xuất khẩu; RE thượng hạng, RS cao cấp phục vụ khách hàng doanh nghiệp B2B; đến các sản phẩm chuyên biệt cho từng phân khúc khách hàng tiêu dùng B2C như đường phèn, đường vàng, đường chức năng, đường ăn kiêng, đường lỏng, đường que, đường thỏi…
Mặc dù danh mục sản phẩm của SBT đa dạng hơn nhiều so với những doanh nghiệp cùng ngành tại Việt Nam nhưng công ty vẫn tập trung vào hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) để hướng tới gia tăng thị phần trước khi hiệp định ATIGA có hiệu lực với giá bán hợp lý và cạnh tranh.
Ảnh: TTC
Theo đại diện TTC, tháng 7-2019, đơn vị này dự kiến tung ra thị trường 4 sản phẩm mới, trong đó sẽ có 3 sản phẩm đường có giá trị gia tăng cao; và 1 sản phẩm cạnh đường - sau đường để khai thác hiệu quả chuỗi giá trị cây mía.
"Tháng 8 và 9-2019, chúng tôi cũng dự kiến đưa ra thị trường thêm 2 sản phẩm cạnh đường - sau đường, nhằm đa dạng cơ cấu doanh thu, hạn chế rủi ro khi nguồn thu tập trung quá lớn vào 1 loại hình sản phẩm đường cũng như chịu ảnh hưởng lớn từ giá đường thế giới, mà thiếu đi sự đóng góp của các sản phẩm trong chuỗi giá trị với biên lợi nhuận tốt hơn", vị này thông tin thêm.
Ngoài ra, đơn vị này cho biết cũng đầu tư vào hoạt động sản xuất khi liên tục đổi mới, cải tiến quy trình sản xuất nông nghiệp với việc thực hiện canh tác cơ giới hóa liên hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật trong phòng chống và trừ sâu bệnh, vừa giúp tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất mía cũng như giảm chi phí canh tác.
Cụ thể, trong vụ gieo trồng 18-19, thu hoạch 19-20, chi phí canh tác giảm 20-40%, giảm từ 40-45 triệu/ha về 30-35 triệu/ha đối với mía tơ; giảm từ 23-25 triệu/ha về 14-16 triệu/ha đối với mía gốc.
Việc áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch cũng giúp giảm 30-50% chi phí thu hoạch tùy khu vực và quy mô diện tích, tương đương giảm từ 3-5 triệu/ha.
SBT vẫn đồng hành cùng người nông dân với nhiều chính sách hỗ trợ về giống, phân bón, chăm sóc, thu hoạch để người trồng mía đảm bảo đạt được hiệu quả lợi nhuận tốt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận