17/05/2023 15:31 GMT+7

Sau phản ánh của doanh nghiệp và báo chí, 'nước uống có đường' về lại 'nước giải khát'

Trước thông tin nhiều doanh nghiệp, ngành hàng băn khoăn về khái niệm 'đồ uống có đường' thay thế 'nước giải khát', Bộ Y tế khẳng định đã tiếp thu ý kiến này và đã có điều chỉnh phù hợp.

Sau phản ánh của doanh nghiệp và báo chí, nước uống có đường về lại nước giải khát - Ảnh 1.

Bộ Y tế khẳng định đã tiếp thu và có điều chỉnh phù hợp trước băn khoăn về khái niệm 'đồ uống có đường' thay thế 'nước giải khát' - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 17-5, bà Trần Thị Trang - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - cho hay thời gian xây dựng dự thảo đã nhận được nhiều góp ý của doanh nghiệp, hiệp hội liên quan và đã tiếp thu ý kiến của các đơn vị.

"Có 70 - 80% các góp ý của doanh nghiệp, hiệp hội đã được ban soạn thảo tiếp thu và có chỉnh sửa các quy định trong dự thảo. Tuy nhiên chúng tôi không thể đáp ứng được hết những góp ý của doanh nghiệp. Chúng ta cần đặt việc bảo vệ sức khỏe của người dân lên hàng đầu", bà Trang nói rõ.

Trước đó, theo dự thảo sẽ thay đổi tên gọi "nước giải khát" thành "đồ uống có đường". Tuy nhiên khi nhận được góp ý của các doanh nghiệp, hiệp hội, ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến.

"Hiện nay dự thảo đã quay lại tên gọi là nước giải khát và yêu cầu ghi nhãn dán là cấu tạo thành phẩm. Nếu có hàm lượng đường thì phải ghi rõ có đường hoặc các thành phẩm khác.

Nếu các nhà sản xuất muốn sản phẩm tốt hơn, có thể giảm hàm lượng đường. Đây cũng là một cách để khuyến khích các nhà sản xuất đưa ra những sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe", bà Trang nêu.

Theo bà Trang, ban soạn thảo đã mất thời gian dài để tham khảo việc ghi nhãn dán trên thế giới, lấy ý kiến các nhà chuyên môn. 

Theo khảo sát của Bộ Y tế, có 90% các sản phẩm trong nước có trên thị trường hiện nay đều đã ghi nhãn dán. 100% sản phẩm nhập khẩu đều ghi nhãn dinh dưỡng và có chỉ tiêu hàm lượng đường. Những sản phẩm có đường đều ghi rõ là sản phẩm có đường.

Hiện nay, theo hướng dẫn, nước giải khát ghi nhãn dán theo tiêu chí của CODEX. "Nhiều nước đã ghi tới 7 - 9 chỉ tiêu dinh dưỡng trên nhãn dán, trong khi đó chúng ta đang có 7 chỉ tiêu, mới chỉ đang áp dụng ở mức trung bình so với các nước.

Trong khi đó, với giá trị tham chiếu theo % trên nhãn dinh dưỡng hiện đang để các nhà sản xuất tự nguyện, không bắt buộc. Ngoài ra, việc ghi nhãn dinh dưỡng cũng được thực hiện theo lộ trình hai năm để các doanh nghiệp chuẩn bị triển khai.

Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng doanh nghiệp cần phối hợp thực hiện với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khỏe người dân", bà Trang nhấn mạnh.

Đồ uống có đường sẽ bị đánh thuế, lo nhiều sản phẩm dinh dưỡng cũng chịu trận?Đồ uống có đường sẽ bị đánh thuế, lo nhiều sản phẩm dinh dưỡng cũng chịu trận?

Nhiều ý kiến cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm đồ uống có đường là chưa phù hợp, đặc biệt khi các sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe có thể cũng bị đánh thuế, gây bất lợi cho người tiêu dùng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên