Khi nhà mình thành "thiên đường" của họ hàngTổ ấm muốn vỡ chỉ vì "khách" trong nhàTôi ly dị vì tổ ấm thành... tổ chung"Xâm lăng" tổ ấm cũng khổ trăm bề
Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi ý kiến sau và chia sẻ quan điểm.
Phóng to |
Chỉ ích kỷ mới khư khư giữ tổ ấm cho riêng mình
Tôi học hành, ra trường và lập nghiệp ở thành phố đã mấy năm và cũng đã mua cho mình một căn nhà nhỏ rộng chừng trên 40m2. Vì vậy mà họ hàng, bà con mỗi lần vào thành phố có việc hay khám chữa bệnh đều tá túc lại nhà của tôi. Vợ chồng tôi đều rất mừng khi những người thân quen ở quê tìm đến để tá túc. Nhiều lúc nhà chật chội quá tôi đi kiếm những phòng trọ giá bình dân để họ ở. Có những lúc nhớ bố, mẹ gọi điện thoại về nói vào thăm con và cháu nhưng bố, mẹ chỉ vào ở lâu nhất 1 tháng rồi lại về quê vì như cách bố mẹ nói là: "Bố mẹ ở quê thấy thoải mái hơn, không khí trong lành hơn, vả lại về quê cũng có họ hàng, chòm xóm trò chuyện vui hơn. Ở đây riết thấy ngột ngạt quá!".
Trở lại với câu chuyện làm dâu, làm vợ ứng xử như thế nào khi tổ ấm có thêm người em, người cháu vào ở, tôi nghĩ tùy theo cách ứng xử của mỗi người mà tổ ấm sẽ trở thành "thiên đường" hay "địa ngục" khi có thêm những "vị khách không mời mà đến".
Dù sao đi nữa thì họ cũng là những người thân trong gia đình mình, vì vậy, việc đùm bọc, giúp đỡ nhau giữa những lúc họ đang khó khăn về chỗ ở là việc cần thiết. Đừng bao giờ suy nghĩ hay ngụy biện khi cho rằng tổ ấm là riêng tư, chỉ khư khư dành cho riêng đời sống vợ chồng mình, nếu có thêm sự xuất hiện của những người thân quen là gây khó chịu, hoặc mất tự do trong không gian riêng là quá ích kỷ, sống chỉ nghĩ đến bản thân.
Quan trọng là những người trong gia đình biết cách tổ chức, sắp xếp "nơi ăn, chốn ở" sao cho hợp lý, anh em, con cháu trước sau hòa thuận là cách ứng xử quan trọng nhất trong một gia đình cũng như tổ ấm có đông người?
Nếu "tổ ấm" của mình quá nhỏ không thể ở nhiều người, điều đó quả là sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vợ chồng, cũng như sự riêng tư nhưng cũng phải ứng xử sao cho phải phép. Có thể tìm thuê một phòng trọ nhỏ khác mà mình biết hoặc quen biết để có thể giúp đỡ họ, hàng tuần, hàng tháng anh, chị, em hoặc các cháu cũng có thể đến thăm mình. Như vậy là đã trọn vẹn cả đôi đường.
Đừng vì sự xuất hiện của những "vị khách không mời mà đến" này mà làm tan nát hạnh phúc của tổ ấm mình, điều không đáng chút nào.
Sao em chỉ muốn hưởng tổ ấm một mình?
Các anh chị em của tôi ở quê hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn nên thường xuống TP.HCM tìm kiếm cơ hội mưu sinh. Các con cháu trong nhà ở tuổi 19 đôi mươi cũng có dịp đến với Sài Gòn khi thì đi học đại học, lúc thì học nghề... Không ít lần những người thân ấy ngỏ ý đến nhà tôi vì nhà tôi vốn khang trang. Tôi cũng rất vui vì có cơ hội giúp đỡ, chia sẻ với mọi người.
Nhưng thật lạ là cứ được dăm ba ngày là họ đều rút lui, bất kể già trẻ, lớn bé. Và hễ có dịp là thủ thỉ với tôi ngay rằng nguyên nhân ra đi là do... vợ tôi "quá khó tính". Tôi trò chuyện với vợ về việc này và nhanh chóng bị vợ thuyết phục bởi vô số lý do và cái nào cũng có vẻ hợp lý: sinh hoạt giờ giấc bất thường, thiếu vệ sinh, có thể làm gương xấu cho con cái, thiếu trách nhiệm chung với nơi đang ở, ỷ lại, ít quan tâm người khác, làm ảnh hưởng đến không gian riêng của vợ chồng...
Nhưng sau những phút phần nào đồng tình với vợ, tôi chợt băn khoăn, dường như vợ không thích chia sẻ không gian sống với bất cứ ai khác, dù đó là người thân của chồng. Hành động ấy theo nghĩa nào đó là bảo vệ hạnh phúc gia đình, nhưng liệu ở góc độ khác, có thể bị xem là ích kỷ không?
Làm dâu, làm vợ - bạn sẽ ứng xử thế nào khi một ngày nọ tổ ấm của bạn xuất hiện thêm những người thân bên phía nhà chồng, nhà vợ và không hẹn ngày "dời gót"? Bạn sẽ cả nể hay quyết liệt "hành động" để ngăn chặn những nguy cơ làm sứt mẻ hạnh phúc gia đình? Mời bạn đọc chia sẻ ý kiến về vấn đề này theo công cụ dưới bài hoặc gửi về email tinhyeuloisong@tuoitre.net.vn (vui lòng gõ có dấu tiếng Việt). |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận