22/06/2024 21:21 GMT+7

Sân bay Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế

Bộ Giao thông vận tải công bố sân bay Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế, tiếp nhận các chuyến bay quốc tế từ ngày 22-6-2024.

Nhà ga sân bay Liên Khương hiện tại có công suất khai thác 2 triệu khách/năm - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Nhà ga sân bay Liên Khương hiện tại có công suất khai thác 2 triệu khách/năm - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Theo quyết định của bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, sân bay Liên Khương (tỉnh Lâm Đồng) phục vụ các chuyến bay quốc tế, nội địa thường lệ, không thường lệ, các loại máy bay tư nhân, các loại máy bay quân sự và các loại máy bay khác khi được các cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác.

Sân bay Liên Khương hiện là sân bay cấp 4D theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Sân bay này có đường băng dài 3.250m, rộng 45m đáp ứng khai thác chủng loại máy bay code D như máy bay Boeing B757, Airbus A300 và tương đương trở xuống.

Nhiều năm gần đây, dù vẫn là cảng hàng không nội địa nhưng sân bay Liên Khương đã được Bộ Giao thông vận tải cho phép khai thác nhiều chuyến bay quốc tế không thường lệ đưa du khách đến Lâm Đồng.

Theo quy hoạch sân bay Liên Khương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt vào tháng 5-2024, sân bay Liên Khương là cảng hàng không quốc tế, sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

Thời kỳ 2021 - 2030, sân bay Liên Khương có cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Công suất 5 triệu hành khách/năm và 20.000 tấn hàng hóa/năm.

Trong thời kỳ này, sân bay Liên Khương khai thác được các loại máy bay code C như Airbus A320, A321 và máy bay code E như Boeing B747, B787, Airbus A350 cũng như các loại máy bay tương đương.

Tầm nhìn đến năm 2050, sân bay Liên Khương vẫn có cấp sân bay 4E và sân bay quân sự cấp II nhưng công suất khai thác được nâng lên 7 triệu hành khách và 30.000 tấn hàng hóa/năm. Sân bay có khả năng khai thác các loại máy bay như thời kỳ 2021 - 2030.

Theo quy hoạch, thời kỳ 2021 - 2030, sân bay Liên Khương giữ nguyên cấu hình đường băng hiện hữu với kích thước dài 3.250m, rộng 45m, lề vật liệu rộng 7,5m.

Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ kéo dài đường băng hiện hữu về phía tây thêm 350m để có chiều dài 3.600m, rộng 45m.

Với hệ thống đường lăn, thời kỳ 2021 - 2030 quy hoạch đường lăn song song với toàn bộ chiều dài đường băng hiện hữu; quy hoạch 3 đường lăn nối, 1 đường lăn thoát nhanh. Đến năm 2050 kéo dài đường lăn song song phù hợp với kéo dài đường băng, bổ sung thêm 2 đường lăn.

Thời kỳ 2021 - 2030 sân bay Liên Khương được mở rộng sân đỗ máy bay đáp ứng 21 vị trí đỗ và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu. Tầm nhìn đến năm 2050 tiếp tục mở rộng sân đỗ máy bay đáp ứng 27 vị trí đỗ và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.

Theo quy hoạch, thời kỳ 2021 - 2030 giữ nguyên nhà ga hành khách T1 sân bay Liên Khương công suất 2 triệu khách/năm, quy hoạch mới nhà ga hành khách T2 công suất khoảng 3 triệu khách/năm.

Tầm nhìn đến năm 2050, mở rộng nhà ga hành khách T2 để tổng công suất toàn sân bay đạt khoảng 7 triệu khách/năm; dự trữ đất phát triển khi có nhu cầu.

Đề xuất dùng hơn 4.300 tỉ đồng nâng cấp sân bay Liên KhươngĐề xuất dùng hơn 4.300 tỉ đồng nâng cấp sân bay Liên Khương

TTO - UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Giao thông vận tải nâng cấp sân bay Liên Khương từ cấp 4D công suất 2 triệu khách/năm lên cấp 4E công suất 5 triệu khách/năm từ nguồn vốn 4.328 tỉ đồng theo phương thức PPP.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên