13/04/2018 16:16 GMT+7

Rút ngắn thời gian chuẩn bị giữa hai môn thi thành phần

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Việc điều chỉnh này nhằm tránh lộn xộn và đảm bảo khách quan, nghiêm túc, công bằng trong công tác coi thi bài thi tổ hợp của kỳ thi THPT 2018.

Rút ngắn thời gian chuẩn bị giữa hai môn thi thành phần - Ảnh 1.

Thí sinh tham gia giải toán nhận thưởng tại một gian tư vấn trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2018 - Ảnh: PHƯƠNG CHINH

Ngày 13-4, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết công tác coi thi THPT quốc gia năm nay có một số điểm mới so với năm 2017.

Cụ thể, trong coi thi bài thi tổ hợp, thời gian chuẩn bị giữa 2 môn thi thành phần của bài thi tổ hợp rút ngắn xuống còn 10 phút, gồm: thu đề thi, giấy nháp thi… của môn thi trước trong 5 phút và phát đề của môn thi sau trong 5 phút.

Như vậy, quy định về thời gian này giảm đi một nửa so với năm 2017.

Năm 2017, thời gian chuẩn bị giữa hai môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp là 20 phút.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT cũng lưu ý trong suốt thời gian thi bài thi tổ hợp, cán bộ coi thi phải giám sát chặt chẽ, không để thí sinh ghi chép các nội dung hoặc để lại các dấu hiệu liên quan đến bài thi, đề thi ra các giấy tờ, tài liệu, vật dụng… nào khác ngoài bài thi, giấy nháp (có chữ ký của cán bộ coi thi).

Các cán bộ coi thi cũng có trách nhiệm phải kịp thời thu giữ các giấy tờ, tài liệu, vật dụng… này nếu phát hiện vi phạm.

Hướng dẫn này được cho là khắc phục hiện tượng thí sinh chép đề thi môn trước rồi tranh thủ thời gian môn sau để làm bài đã từng xảy ra trong mùa thi 2017.

Năm 2017, Tuổi Trẻ phát hiện có nhiều trường hợp lách quy chế, "ăn gian" giờ thi nhờ quy định thời gian chuẩn bị giữa hai môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp lên đến 20 phút.

Theo đó, ngay trong buổi thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia 2017, nhiều thí sinh đã bất bình vì có thể bị thua thiệt về kết quả khi có những thí sinh khác trước khi hết giờ làm bài và bị thu đề môn thứ nhất và thứ hai đã kịp dùng bút chì chép lại đề thi những câu chưa kịp làm trên thẻ dự thi hoặc trên mặt bàn.

Sau đó, những thí sinh này dành thời gian của các môn thi kế tiếp để tiếp tục làm bài và tô đáp án của các môn trước.

Như vậy, nếu thí sinh sử dụng trót lọt "mẹo" này lại dùng các môn thành phần thứ nhất và thứ hai (vật lý, hóa học) trong bài tổ hợp khoa học tự nhiên (gồm ba môn) để xét tuyển đại học thì sẽ "ăn gian" được thời gian làm bài, không công bằng với các thí sinh khác.

Vì vậy, sau buổi thi bài khoa học tự nhiên, tiếp nhận phản ánh này, Bộ GD-ĐT đã thông báo đến các giám đốc sở GD-ĐT yêu cầu giám thị coi thi chặt chẽ, không được để thí sinh chép đề ra thẻ dự thi hay bất cứ vật gì mang theo.

Thí sinh cần lưu ý với bài thi tổ hợp Thí sinh cần lưu ý với bài thi tổ hợp

TTO - Đây là lời khuyên của PGS.TS Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT - tại chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2018 tại Hải Phòng ngày 4-2.

NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên