
Công nghệ drone không chỉ thay đổi phương thức canh tác mà còn thay đổi tư duy của nông dân - Ảnh: TL
Đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang đối mặt những thách thức không nhỏ: biến đổi khí hậu, hạn mặn xâm nhập, canh tác lạc hậu. Những khó khăn này tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng nhờ sự đổi mới công nghệ, nông nghiệp miền Tây đang dần chuyển mình.
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) với thương hiệu Phân bón Phú Mỹ đã tiên phong đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp.
Những chiếc drone DJI T50, như cánh chim sắt, đang thay đổi phương thức canh tác. Không còn cảnh bón phân thủ công vất vả, tốn nhiều thời gian, giờ đây chỉ trong vài phút, drone giúp rải phân đều, chính xác, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất.
Anh Cường, nông dân ở Hòn Đất, Kiên Giang, chia sẻ: "Trước đây mỗi lần bón phân tôi phải mất cả ngày trời, vừa mệt mỏi vừa tốn kém. Từ khi có drone, công việc trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhìn ruộng lúa xanh mướt, cây lúa khỏe mạnh, tôi rất vui".
Không chỉ anh Cường, hàng ngàn nông dân khác cũng đang hưởng lợi từ công nghệ này.
Drone không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Nhờ hệ thống cảm biến thông minh, lượng phân được điều chỉnh phù hợp với từng khu vực, giúp cây lúa hấp thụ đủ dưỡng chất, giảm thiểu phân thừa, bảo vệ môi trường.
Những cánh đồng lúa xanh tươi không chỉ là niềm tự hào của nông dân mà còn là minh chứng cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam.
Có thời, những đàn sếu đầu đỏ bay về Đồng bằng sông Cửu Long, mang theo sự bình yên. Nhưng rồi biến đổi khí hậu khiến chúng thưa dần. Người nông dân ngẩn ngơ nhìn trời xanh, nhớ nhung tiếng vỗ cánh.
Giờ đây, niềm vui ấy trở lại, không từ đàn sếu mà từ những chiếc drone - những cánh chim sắt mang theo hy vọng và màu xanh về trên ruộng đồng.
Câu chuyện về niềm tin vào tương lai

Drone không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón - Ảnh: TL
Câu chuyện về drone DJI T50 không chỉ là câu chuyện công nghệ mà còn là về niềm tin vào tương lai.
Không chỉ cung cấp phân bón, PVFCCo còn tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng drone.
Anh Cường nhớ lại: "Sau khi tận mắt chứng kiến, ai cũng tin tưởng. Công nghệ đĩa xoay của drone giúp hạt phân phân tán đều. Ure Phú Mỹ hạt nhỏ hơn nhưng lại phân tán nhiều và đều hơn cả DAP và kali. Các kỹ thuật viên còn đặt bẫy phân để chứng minh số lượng hạt ure Phú Mỹ phát tán nhiều hơn hẳn".
Công nghệ drone không chỉ thay đổi phương thức canh tác mà còn thay đổi tư duy của nông dân.
Anh Ứng, nông dân ở Đồng Tháp Mười, chia sẻ: "Từ khi có drone, việc canh tác dễ dàng hơn rất nhiều. Trước đây tôi lo phân ure Phú Mỹ hạt nhỏ không đều, nhưng sau khi thử nghiệm, thấy lúa xanh tốt hơn đối chứng, tôi hoàn toàn yên tâm. Bây giờ, bà con quanh đây còn đến hỏi công thức bón để làm theo".
Anh Giàu, chủ dịch vụ bón phân bằng drone, khẳng định: "Hạt phân to hay nhỏ, drone đều bón được nhờ hệ thống cảm biến thông minh, giúp điều chỉnh lượng phân phù hợp. Bà con có thể yên tâm, ure Phú Mỹ trộn với loại nào cũng đảm bảo hiệu quả".
Niềm vui của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là mùa màng bội thu mà còn là sự đổi mới, phát triển bền vững.
Những chiếc drone, các buổi tập huấn kỹ thuật, phân bón chất lượng - tất cả hướng đến mục tiêu chung: nâng cao đời sống nông dân, phát triển nông nghiệp bền vững.
Nhìn về tương lai, đổi mới trong nông nghiệp sẽ tiếp tục mang lại thay đổi tích cực cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Người nông dân miền Tây, gắn bó với đất đai và cánh đồng, đang viết nên câu chuyện phát triển bền vững. Trong hành trình ấy, drone và phân bón Phú Mỹ chính là những người bạn đồng hành đáng tin cậy, mang lại niềm vui và hy vọng cho vùng đất này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận