Relationship Management - RM là gì (Nguồn: Internet)
RM là gì trong ngân hàng?
RM là gì? RM là viết tắt của từ Relationship Manager được hiểu nghĩa là chuyên viên quản trị quan hệ. Đây là vị trí khá quan trọng, được các doanh nghiệp chú trọng phát triển, và cũng là người trực tiếp xây dựng và mở rộng mối liên hệ với khách hàng, với đối tác của ngân hàng. Bằng các chiến lược để xây dựng mối quan hệ RM sẽ đem lượng khách hàng về cho doanh nghiệp mình và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh lâu dài.
RM là gì trong ngành ngân hàng (Nguồn: Internet)
Một số khái niệm liên quan tới RM trong ngân hàng
Một số khái niệm có liên quan đến RM trong ngân hàng các bạn cần phải biết như sau:
PB trong ngân hàng
PB trong ngân hàng được gọi là chuyên viên quản lý khách hàng VIP. Là người chịu trách nhiệm tìm hiểu các nhu cầu tài chính, mối quan tâm của khách hàng để triển khai bán các gói tài chính đến khách hàng. Vị trí này yêu cầu đòi hỏi PB phải là người có kiến thức chuyên sâu thật sự vững chắc và phải am hiểu các kiến thức xã hội rộng lớn.
SRM trong ngân hàng
SRM (Supplier Relationship Management) được hiểu là quản trị mối quan hệ với nhà cung cấp.
Đây là một ứng dụng hỗ trợ kế hoạch quản lý các tương tác của doanh nghiệp với bên thứ ba. Mục tiêu nhằm tạo ra mối quan hệ bền chặt với nhà cung cấp chính để giảm rủi ro thất bại. Công cụ SRM còn giúp cho việc đánh giá năng lực, gia tài của nhà cung cấp một cách bài bản và có hệ thống. Ngoài ra SRM còn tạo ra mối quan hệ hai chiều đem lại lợi ích cho hai bên.
Tiền RM là gì?
Tiền RM là gì? Tiền RM là từ viết tắt của đơn vị tiền tệ của Malaysia là Ringgit Malaysia. Ngân hàng quốc gia Negara Malaysia sẽ phát hành toàn bộ tiền của quốc gia này phát hành. Trên mỗi đồng tiền sẽ in hình quốc vương đầu tiên của họ là quốc vương Yang di-Pertuan Agong. Để phân biệt giá trị của tiền thì mỗi một đồng tiền sẽ có màu khác nhau.
RM là gì trên Facebook?
RM trên facebook là viết tắt của từ Rights Manager, là công cụ quét bản quyền tự động của Facebook. Để bảo vệ bản quyền video mỗi khi up lên và theo dõi được những video cùng nội dung thì mọt Fanpage buộc phải có công cụ này.
Relationship Manager trong doanh nghiệp được phân loại như thế nào?
Trong lĩnh vực quan hệ RM phân thành 2 loại là CRM và BRM. Hai loại quản trị quan hệ khách hàng giúp doanh nghiệp hình thành mối quan hệ khách hàng bên trong và ngoài doanh nghiệp.
Business Relationship Manager (BRM)- Nhân viên quản lý quan hệ kinh doanh
BRM là viết tắt của Business relationship manager là chuyên viên phụ trách quản lý quan hệ kinh doanh, chịu trách nhiệm đảm bảo các công tác trong nội bộ doanh nghiệp nhằm bảo đảm hoạt động với hiệu suất cao nhất.
Công việc của BRM là theo dõi dữ liệu có liên kết với nhà cung cấp và các đối tác khác của công ty. Tiếp đó, các chuyên viên BRM sẽ lên kế hoạch phân tích truyền thông, xử lý và điều chỉnh những sai phạm nếu có.
Chức danh BRM hiện nay tại các doanh nghiệp như là: giám đốc điều hành, quản lý bán hàng, giám đốc tài chính.
Quản lý quan hệ kinh doanh BRM (Nguồn: Internet)
Customer/ Client Relationship Manager (CRM)-Nhân viên quản lý quan hệ khách hàng.
CRM là viết tắt của Customer relationship management là chuyên viên quản lý quan hệ khách hàng, chịu trách nhiệm xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
CRM là người tạo dựng mối quan hệ với khách hàng dựa trên niềm tin, giá trị để đảm bảo sự kết nối lâu dài. CRM không những giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn mở rộng danh tiếng, thương hiệu đến với khách hàng, mở rộng nguồn khách hàng thân thiết cho doanh nghiệp.
Quản lý quan hệ khách hàng CRM (Nguồn: Internet)
Công việc cụ thể của Relationship Manager - RM là gì?
Relationship Manager sẽ đảm trách thực hiện các công việc sau:
● Thực hiện xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đối tác của ngân hàng.
● Hỗ trợ tìm kiếm các mối quan hệ kinh doanh mới từ mối quan hệ đã có.
● Tìm kiếm cơ hội để tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời làm hài lòng khách hàng.
● Định vị nhu cầu khách hàng để xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng phù hợp, giải quyết khiếu nại khéo léo, chuyên nghiệp.
● Tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ các mối quan hệ tiềm năng, phổ biến chiến lược bán hàng và phân tích những cơ hội này cho đội ngũ sale.
● Lấy ý kiến khách hàng, nhanh chóng phản hồi lại những phàn nàn và giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn mới với khách hàng, thực hiện gia hạn hợp đồng hoặc ký kết thêm những hợp đồng mới.
● Học tập, nâng cao kiến thực về nghề. Cập nhật các thông tin về đối thủ cạnh tranh để cải thiện, nâng cao dịch vụ của doanh nghiệp mình.
Công việc của Relationship Manager - RM là gì (Nguồn: Internet)
(Còn tiếp)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận