02/11/2023 15:59 GMT+7

Quốc gia nhỏ bé có thể giúp chấm dứt chiến sự Israel -Hamas

Có một quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé đang đóng vai trò là cầu nối ngoại giao quan trọng bậc nhất trong xung đột Israel-Hamas, nhờ có mối quan hệ rất tốt với Hamas và là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực Trung Đông.

Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian (trái) gặp thủ lĩnh chính trị của nhóm Hamas - ông Ismail Haniyeh tại Doha, Qatar, ngày 31-10 - Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian (trái) gặp thủ lĩnh chính trị của nhóm Hamas - ông Ismail Haniyeh tại Doha, Qatar, ngày 31-10 - Ảnh: AFP

Andreas Krieg, phó giáo sư tại King's College London, nhận định rằng: "Mối quan hệ của Qatar với Hamas là một phần quan trọng của chiến lược hòa giải… bởi vì nước này có thể đàm phán với cả hai bên theo cách mà không nước nào trên thế giới có thể làm được".

Mối quan hệ của Qatar

Qatar có diện tích chỉ 11.518 km2 và dân số 2,7 triệu người. Đất nước nhỏ bé nhưng giàu khí đốt Qatar đã duy trì mối quan hệ tốt với phong trào kháng chiến Hồi giáo Hamas của Palestine, đồng thời là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực.

Trong khi đó, Qatar cũng giữ kênh liên lạc ngầm với Israel.

Theo Đài CNN, Israel đã thừa nhận Qatar là "bên liên quan thiết yếu trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giải pháp nhân đạo" và "những nỗ lực ngoại giao của Qatar rất quan trọng vào thời điểm này".

Bản chất của mối quan hệ Qatar - Hamas là gì? Sau sự kiện Mùa xuân Ả Rập năm 2011, Qatar ủng hộ những người biểu tình tìm cách lật đổ chế độ ở một số quốc gia Ả Rập, dẫn đến bất hòa với các nước này.

Mối quan hệ trở nên xấu đi khi Saudi Arabia, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Ai Cập cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vào giữa năm 2017, cáo buộc nước này hỗ trợ khủng bố. Phải mất nhiều năm để mối quan hệ này nối lại.

Năm 2012, Qatar cho phép Hamas (được Iran hậu thuẫn) thành lập văn phòng ở thủ đô Doha. Mối quan hệ này khiến Qatar trở thành trung gian hòa giải quan trọng với Hamas trong các cuộc xung đột với Israel.

Qatar cũng trả lương cho nhân viên chính quyền ở Dải Gaza. Theo Hãng tin Reuters, đây là một phần trong khoản trợ cấp 30 triệu USD mỗi tháng.

Qatar duy trì quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây nhờ là nhà cung cấp năng lượng, với tư cách là một trong những nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới.

Qatar cũng là khách hàng mua vũ khí lớn của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ, quốc gia vùng Vịnh là nơi đặt căn cứ không quân khổng lồ của Mỹ và được chính quyền ông Biden tuyên bố là đồng minh lớn ngoài NATO vào năm ngoái.

Bên cạnh đó, Qatar là một trong những quốc gia Ả Rập vùng Vịnh đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel vào năm 1996.

Hòa giải không dễ?

Ông Joost Hiltermann, giám đốc phụ trách Trung Đông tại Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ICG), cho biết hòa giải từ lâu đã là một trong những "kỹ năng có thể bán được nhất" của Qatar.

Tuy nhiên, Qatar đang bị Israel và các chính trị gia phương Tây chỉ trích vì mối quan hệ với Hamas. Tuần trước, Ngoại trưởng Israel Eli Cohen đã cáo buộc Qatar tài trợ cho Hamas và chứa chấp các thủ lĩnh của tổ chức này.

Đáp lại, Qatar nói họ ngạc nhiên trước phát ngôn của ngoại trưởng Israel, đặc biệt là vào thời điểm nước này "đang tìm cách (kêu gọi Hamas) thả con tin và giảm căng thẳng".

Doha cảnh báo "những tuyên bố khiêu khích này" có thể làm suy yếu các nỗ lực hòa giải và thậm chí "gây nguy hiểm đến tính mạng nhiều người".

Tuần trước, tờ Washington Post đưa tin rằng Mỹ và Qatar đã nhất trí xét lại mối quan hệ giữa Doha với Hamas sau khi cuộc khủng hoảng con tin được giải quyết.

Ông Joost R. Hiltermann, giám đốc Chương trình Bắc Phi - Trung Đông thuộc Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (Brussels), cho biết "Qatar đang đóng một vai trò mẫu mực" trong các nỗ lực hòa giải xung đột Israel-Hamas, nhưng "có một khối chính trị ở Mỹ không hài lòng với thái độ thân thiện của Qatar với Hamas".

Ông Hiltermann cho rằng nếu Qatar phải cắt đứt quan hệ với Hamas, đây sẽ là thất bại với Doha và có thể đẩy Hamas sâu hơn vào vòng tay Iran.

Tuy nhiên, Israel đã nói rằng họ sẽ tiêu diệt Hamas một lần và mãi mãi để không bị lực lượng này đe dọa nữa. Điều này có thể làm giảm vai trò trung gian hòa giải của Qatar.

Ngoại trưởng Thái Lan đến Qatar và Ai Cập trong nỗ lực giải cứu con tin người TháiNgoại trưởng Thái Lan đến Qatar và Ai Cập trong nỗ lực giải cứu con tin người Thái

Theo Hãng thông tấn AFP, Ngoại trưởng Thái Lan ngày 31-10 bắt đầu chuyến thăm khẩn cấp đến Qatar và Ai Cập nhằm trao đổi về số phận của các con tin người Thái bị Hamas bắt giữ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Hamas Qatar israel hòa giải