Phóng to |
Trực thăng quân đội quần thảo trên bầu trời Cairo - Ảnh: Reuters |
Phóng to |
Người biểu tình ủng hộ ông Morsi bị thương tại quảng trường Ramses - Ảnh: Reuters |
CNN mô tả Nhà thờ Hồi giáo Al-Fateh gần quảng trường Ramses - nơi diễn ra biểu tình - tại trung tâm thủ đô Cairo đã trở thành điểm nóng nhất trong cuộc khủng hoảng tại Ai Cập hiện nay. Cho đến sáng nay, hơn 1.000 người tìm đến xin tị nạn sau cuộc đụng độ giữa quân đội và những người biểu tình ủng hộ tổng thống Mohamed Morsi ngày trước đó. Quân đội và cảnh sát quyết liệt bao vây khu vực này để khống chế những người dám vi phạm lệnh giới nghiêm.
Biểu tình hàng ngày
Phong trào Anh em Hồi giáo vẫn kiên quyết kêu gọi một cuộc biểu tình mới tại Ai Cập vào sáng hôm nay, 17-8, sau khi hơn 100 người thiệt mạng trong cuộc biểu tình chống đảo chính “Ngày thứ sáu giận dữ”, theo Reuters.
Trước sự đàn áp từ phía quân đội Ai Cập và chính phủ lâm thời với hơn 700 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ từ ngày 14-8 đến nay, phong trào Anh em Hồi giao tiếp tục kêu gọi mọi người xuống đường trong một loạt các cuộc biểu tình hàng ngày trong vòng 6 ngày tới, bắt đầu từ 17-8.
“Sự từ chối chế độ đảo chính của chúng ta đã trở thành một nghĩa vụ Hồi giáo, nghĩa vụ quốc gia và đạo đức mà chúng ta không bao giờ từ bỏ”, phe Anh em Hồi giáo tuyên bố.
“Chúng tôi sẽ không rời khỏi quảng trường. Và chúng tôi sẽ không im lặng vì quyền lợi của chúng tôi nữa”, một cư dân Cairo không theo phe Anh em Hồi giáo tuyên bố. “Chúng tôi ở đây bởi vì anh em của chúng tôi đã chết”, cư dân này giận dữ cho biết.
Reuters dẫn các nguồn an ninh cho biết khoảng 50 người thiệt mạng tại Cairo và hơn 20 người chết tại thành phố Alexandria khi những người biểu tình hưởng ứng lời kêu gọi “Ngày Giận dữ” của phong trào Anh em Hồi giáo đụng độ với cảnh sát Ai Cập.
AFP mô tả tiếng súng tự động vang vọng khắp Cairo trong suốt chiều 16-8. Lực lượng an ninh bắn đạn thật và hơi cay vào người biểu tình. Trong khi đó máy bay quân đội quần thảo trên các tòa nhà. Ít nhất một cao ốc văn phòng bị đốt cháy, thắp sáng cả bầu trời thủ đô về đêm khi tình trạng bạo lực đã dịu bớt.
Các nhân chứng cho biết một người đàn ông đã phải nhảy khỏi một cây cầu gần đồn cảnh sát để tránh một chiếc xe bọc thép của quân đội đang lao thẳng vào người biểu tình. AFP ước tính có 19 thi thể trong một nhà thờ Hồi giáo tại Cario trong khi các nhân chứng cho biết khoảng 20 thi thể được tìm thấy bên trong một nhà thờ thứ hai ở thủ đô.
Các đường phố Cairo đã trở nên yên tĩnh khi màn đêm buông xuống khi chính phủ lâm thời công bố lệnh giới nghiêm từ hoàng hôn đến bình minh.
Gọi tên “khủng bố Hồi giáo”?
Theo Reuters, sau nhiều tuần hòa giải chính trị vô ích, quân đội và chính phủ lâm thời đã bắt tay bủa vây và đàn áp thẳng tay nhằm giải tán hai cuộc biểu tình ngồi tại Cairo khiến hơn 700 người thiệt mạng.
Kênh truyền hình nhà nước Ai Cập cũng tuyên truyền logo mới với nội dung “Ai Cập chiến đấu chống khủng bố”. Chính phủ lâm thời khẳng định đang đối đầu với “kế hoạch khủng bố của phong trào Anh em Hồi giáo”.
Một quan chức an ninh cho biết những người biểu tình có vũ trang đã tấn công 15 đồn cảnh sát và giết chết ít nhất 24 cảnh sát trong suốt “Ngày thứ sáu giận dữ”. Tuy nhiên phong trào Anh em Hồi giáo cam kết đã không sử dụng bạo lực và cáo buộc quân đội đã cài những tay súng này vào phe biểu tình với ý đồ xấu.
Trong khi đó một số nhân chứng cho biết những người ủng hộ Hồi giáo đã lục soát một nhà thờ Công giáo và đốt cháy một nhà thờ theo giáo phái Anh tại thành phố Malawi.
Tuy nhiên Phong trào Anh em Hồi giáo đã lên tiếng phủ nhận và cho rằng chính phủ lâm thời thực hiện các hành động này nhằm kích động tôn giáo đối với những người theo đạo Kito vốn chiếm 10% trong tổng 84 triệu dân Ai Cập. Giới chức sắc của nhà thờ Kito giáo cũng đã tuyên bố ủng hộ quân đội và chính phủ lâm thời trong “Ngày thứ sáu giận dữ”.
Ai Cập từng chứng kiến cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc trước đó vào thời nhà độc tài Hosni Mubarak năm 2011 với cùng những vấn đề về kinh tế.
Liên minh châu Âu cũng yêu cầu các thành viên xem xét “các biện pháp thích hợp” để phản ứng lại tình trạng bạo lực tại Ai Cập khi nhất trí về một cuộc họp các ngoại trưởng EU trong tuần sau. Trong khi đó Đức tuyên bố sẽ xem xét lại mối quan hệ giữa hai quốc gia.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Lo đụng độ đẫm máu, du khách nước ngoài rời Ai Cập“Ngày thứ sáu giận dữ”Cảnh sát Ai Cập sẽ bắn đạn thật chống người biểu tìnhCác nước phản đối bạo lực tại Ai CậpTổng thống Obama kịch liệt lên án bạo lực ở Ai CậpBiểu tình Ai Cập: Hơn 420 người đã chết, hàng ngàn bị thươngNgười Hồi giáo Indonesia và Malaysia biểu tình phản đối bạo lực ở Ai Cập
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận