06/04/2021 21:08 GMT+7

Phó thủ tướng chỉ đạo cấp bằng THCS cho người học ở Học viện Múa Việt Nam

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Những người học 'trắng tay' bằng cấp của Học viện Múa Việt Nam sẽ được cấp bằng THCS và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT.

Phó thủ tướng chỉ đạo cấp bằng THCS cho người học ở Học viện Múa Việt Nam - Ảnh 1.

Học viện Múa Việt Nam - Ảnh: NGỌC DIỆP

Chiều 6-4, trong cuộc làm việc tại Văn phòng Chính phủ với Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo cụ thể về vụ việc hàng trăm người học trắng tay bằng cấp tại Học viện Múa Việt Nam.

Trước đó, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đồng ý cho Học viện Múa Việt Nam cấp bù bằng trung cấp chuyên nghiệp cho người học và cấp giấy chứng nhận người học đã hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT. Dù theo luật, có bằng trung cấp chuyên nghiệp tức là đã tốt nghiệp THCS, tuy nhiên phụ huynh vẫn không yên tâm khi con em họ chưa có bằng THCS trong tay.

Trong cuộc họp tại Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Bộ Giáo dục và đào tạo chuẩn bị thủ tục để cấp bằng THCS cho người học của Học viện Múa Việt Nam. Bằng THCS sẽ được ký vào thời điểm hiện tại, nhưng sẽ ghi rõ năm mà người học tốt nghiệp THCS.

Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng đồng ý với việc Bộ Giáo dục và đào tạo cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho nhóm người học trắng tay bằng cấp ở Học viện Múa Việt Nam. Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ sớm có văn bản chỉ đạo quận Cầu Giấy cấp giấy chứng nhận này cho người học.

Về lâu dài, Học viện Múa Việt Nam nên thành lập một trung tâm giáo dục thường xuyên trong học viện để đào tạo văn hóa cho người học. 

Đây cũng là tinh thần chỉ đạo chung của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho câu chuyện đang rất nóng thời gian gần đây, khi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp kiến nghị được phép dạy văn hóa thay vì để các trung tâm giáo dục thường xuyên phụ trách toàn phần. Giải pháp là cho phép các cơ sở giáo dục nghề được thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trong cuộc họp tại Văn phòng Chính phủ chiều 6-4 với sự tham gia của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giải thích sở dĩ Nhà nước không mở rộng quy mô để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo chương trình phổ thông vì lý do phải đảm bảo chất lượng giáo dục, để văn bằng phổ thông của quốc gia phải đạt chuẩn chung của quốc tế.

Ông Đam cho biết trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ ban hành các văn bản quy định khối lượng kiến thức của chương trình giáo dục phổ thông và hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập các trung tâm giáo dục thường xuyên để dạy khối lượng kiến thức phổ thông theo đúng quy định luật pháp, thực hiện quyền tự chủ của các đơn vị.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Lao động, thương binh và xã hội hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập các trung tâm giáo dục thường xuyên trên tinh thần đúng luật, không làm phình bộ máy, không tăng biên chế, mà chỉ sắp xếp lại.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội cần rà soát mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục trên địa bàn để sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng những nơi, cơ sở giáo dục nghề có điều kiện có thể sáp nhập luôn trung tâm giáo dục thường xuyên vào.

Mới đây, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội Các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế - kỹ thuật vừa gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ về việc giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Quyền giám đốc Học viện Múa Việt Nam: Người học Quyền giám đốc Học viện Múa Việt Nam: Người học 'trắng tay' bằng cấp do 'lỗi kỹ thuật'

TTO - Sau khi Hội phụ huynh Học viện Múa Việt Nam kêu cứu vì con em ra trường trắng tay bằng cấp, Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức gặp gỡ báo chí chiều 1-4.

NGỌC DIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên