30/04/2020 11:02 GMT+7

Phát triển nội lực để đón xu thế mới

PHẠM PHÚ NGỌC TRAI  (chủ tịch GIBC) - NHƯ BÌNH ghi
PHẠM PHÚ NGỌC TRAI (chủ tịch GIBC) - NHƯ BÌNH ghi

TTO - Việt Nam đi lên từ nền kinh tế đổ nát vì chiến tranh và kinh tế tập trung kế hoạch cao độ. Lạc quan sẽ thấy Việt Nam đã thoát ra để xây dựng một nền kinh tế có độ bền bỉ cao.

Phát triển nội lực để đón xu thế mới - Ảnh 1.

Nhiều nơi đã đẩy mạnh cải cách hành chính và cần tiếp tục làm tốt hơn. Trong ảnh: làm thủ tục tại UBND Q.10, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ngày càng được thừa nhận, hiện đã đóng góp gần 40% vào GDP của cả nước. Tăng trưởng của Việt Nam gắn chặt với những chính sách mới, tạo hành lang pháp lý mới theo hướng tự do thương mại, mở cửa thị trường. Nhiều người cho rằng đó là "vận hội căng buồm ra biển lớn".

Những ngày qua, khi doanh nghiệp phải chiến đấu với đại dịch COVID-19 để tái phục hồi nền kinh tế, ngoài các tiềm lực tài chính, thị trường, công nghệ... thì thế mạnh và lợi thế cạnh tranh riêng là lực lượng lao động Việt Nam. Dân số Việt Nam trẻ. Nếu chúng ta không đánh giá đúng ưu thế đó, chúng ta sẽ không có chiến lược đào tạo đúng đắn.

Phát triển nội lực để đón xu thế mới - Ảnh 2.

Phạm Phú Ngọc Trai (chủ tịch GIBC)

Lực lượng lao động công nghệ có khả năng chi phối lớn. Thay vì xem người lao động là chi phí, chúng ta hãy xem đây là tài sản quý báu của doanh nghiệp và là "lợi thế cạnh tranh mềm" của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Bloomberg ngày 17-4-2020 đã đăng bài đánh giá cao cơ hội phục hồi sau đại dịch của Việt Nam. Trong bài báo đó, chi tiết "zero deaths" trong đại dịch cho đến nay được xem là yếu tố thuận lợi cho Việt Nam, tạo một cảm giác an toàn. Trong bài báo này, tác giả cũng cho rằng nguồn vốn nước ngoài ở Trung Quốc bắt đầu "chê" dân số già ở đó, mà nhắm vào dân số trẻ của Việt Nam.

Có xu hướng chuyển dịch sau đại dịch của dòng vốn FDI. Nó nhất thời hay sẽ trở thành xu hướng lâu dài tùy thuộc nhiều vào sự chủ động trong định hướng thu hút FDI của Việt Nam trước bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước. Chúng ta cần nội lực để đón lấy những cơ hội mới.

Vẫn cần cải cách triệt để

Bên cạnh những thành tựu, quá trình phát triển hội nhập của Việt Nam cũng gặp những thách thức, hạn chế. Chúng ta từng mất cơ hội tiếp nhận cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 và 3.0 và hiện nay đang rất nỗ lực tiếp nhận cuộc cách mạng 4.0.

Đại dịch COVID-19 một lần nữa đã khẳng định sự đồng tâm của toàn hệ thống chính trị của đất nước, mọi người dân đã đồng lòng cùng với Chính phủ để ngăn chặn dịch bệnh.

Theo tôi, trong giai đoạn mới, thể chế cần cải cách triệt để, nhằm kịp thời đóng góp vào sự phát triển và cạnh tranh hội nhập toàn cầu. Trong đó hành lang pháp lý cần cải thiện nhiều hơn, đột phá hơn và phát triển kịp thời để đón nhận các cơ hội phát triển.

Nền kinh tế tư nhân chưa phát huy hết nội lực. Cần làm mạnh hơn để giảm chi phí tiêu cực. Tư duy xin - cho giữa Nhà nước và doanh nghiệp cần được dẹp bỏ, hướng đến những mô hình kinh tế phát triển bền vững như mô hình kinh tế tuần hoàn, đưa ứng dụng công nghệ và mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến, tiết giảm chi phí sản xuất.

Kịch bản nào lạc quan nhất cho kinh tế Việt Nam năm 2020? Kịch bản nào lạc quan nhất cho kinh tế Việt Nam năm 2020?

TTO - Nhiều tổ chức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 do tác động từ dịch COVID-19.


PHẠM PHÚ NGỌC TRAI (chủ tịch GIBC) - NHƯ BÌNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên