Ảnh minh họa hành tinh Kepler 438b - được cho là giống Trái đất nhất từ trước tới nay - Ảnh: NASA |
Tại một cuộc họp của Hội thiên văn Mỹ ở Seattle hôm 6-1 (giờ địa phương), các nhà thiên văn học thuộc Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (CfA) cho biết hành tinh này được đặt tên là Kepler 438b, lớn hơn Trái đất khoảng 12%.
Kepler 438b ở trong quỹ đạo của một ngôi sao lùn cam và nóng hơn Trái đất do nhận lượng nhiệt nhiều hơn khoảng 40% so với lượng nhiệt mà Trái đất nhận từ Mặt trời.
"Nếu có thể đứng trên bề mặt của 438b, chúng ta sẽ thấy ấm hơn ở đây (tức Trái đất). Bầu trời nhìn từ nó cũng sẽ đỏ hơn so với bầu trời chúng ta nhìn từ Trái đất", tiến sĩ Doug Caldwell thuộc Viện Seti ở California (Mỹ) nói, BBC trích đăng.
Các nhà khoa học nhận định 438b có lẽ là một hành tinh đá và khoảng cách giữa nó và ngôi sao mẹ ở đâu đó trong vùng “Goldilocks” - vùng có thể có sự sống với nhiệt độ cho phép nước tồn tại ở trạng thái lỏng. Đây là hai yếu tố được dùng để xác định một hành tinh có thể sống được hay không.
Ngoài 438b, các nhà khoa học cho biết họ cũng phát hiện 7 hành tinh khác ngoài Hệ mặt trời - tất cả đều nhờ "công" của kính viễn vọng Kepler của NASA.
8 hành tinh mới, trong đó có Kepler 438b, do kính viễn vọng Kepler của NASA phát hiện - Ảnh: NASA |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận