03/06/2014 10:07 GMT+7

Phát hiện hành tinh giống trái đất nhưng to gấp 17 lần

TRÙNG DƯƠNG (Theo BBC News)
TRÙNG DƯƠNG (Theo BBC News)

TTO - Các nhà thiên văn vừa phát hiện hành tinh có bề mặt cứng như trái đất, song có kích thước gấp 17 lần hành tinh chúng ta. Phát hiện lần này phá vỡ học thuyết ban đầu về sự hình thành các hành tinh đá.

vKCYBRgf.jpg
Siêu trái đất Kepler-10c lớn hơn nhiều so với trái đất chúng ta - Ảnh: BBC News

Các nhà thiên văn học đặt tên cho hành tinh đó là Kepler-10c, quanh ngôi sao chủ cách trái đất khoảng 560 năm ánh sáng, được phát hiện bởi kính thiên văn Kepler. Điều đặc biệt, hành tinh này lớn gấp nhiều lần so với trái đất.

Giáo sư Dimitar Sasselov thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ) cho biết: “Kepler-10c còn lớn hơn cả những "siêu trái đất" mà chúng ta từng phát hiện trước đây. Cụ thể lớn gấp 17 lần hành tinh chúng ta, có mật độ vật chất 7,5g/cm3 (mật độ vật chất của trái đất khoảng 5,5g/cm3).”

Theo lý thuyết cơ bản, các nhà khoa học nghĩ rằng bất kì hành tinh nào lớn sẽ hút nhiều khí hydro, trở thành quả cầu khí khổng lồ tương tự như sao Mộc và sao Hải Vương. Tuy nhiên, với mật độ vật chất như vậy, Kepler-10c không thể là quả cầu khí, nó ắt hẳn phải chứa vật chất dày đặc.

Điều thú vị mà các nhà thiên văn học muốn lưu ý thêm, ngôi sao chủ của hành tinh này có tuổi lên đến 11 tỷ năm. Điều đó có nghĩa, ngôi sao này xuất hiện trong thời kì đầu của vũ trụ, khi các ngôi sao bắt đầu bùng nổ tạo ra những nguyên tố nặng, cần thiết tạo nên những hành tinh đá.

Sự phát hiện lần này cho thấy những hành tinh đá có thể hình thành sớm hơn những gì giới khoa học nghĩ. “Và nếu có thể tạo ra đá, nó cũng có thể tạo ra sự sống.” - giáo sư Sasselov cho biết.

TRÙNG DƯƠNG (Theo BBC News)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên