Hình ảnh minh hoạ hành tinh giống trái đất nhất hiện nay trong số 2.000 ứng viên tiềm năng - Ảnh: BBC News |
Đó là hành tinh đá Kepler-186f, có kích thước tương tự trái đất (khoảng 1,1 lần trái đất). Hành tinh này nằm trong thiên hà Milky Way, thuộc hệ thống năm hành tinh có quỹ đạo quay quanh ngôi sao lùn “mát mẻ”, cách trái đất 490 năm ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, với quỹ đạo 130 ngày, hành tinh Kepler-186f nằm ở vùng cư trú được, gần phần rìa ngôi sao chủ của nó. Cho nên, khả năng chứa dòng nước chảy lỏng trên hành tinh này rất cao. Đồng thời, vì xa ngôi sao chủ, nếu có dòng chất lỏng, nó khó bị bốc hơi cũng như đông cứng. Vì Bán kính của hành tinh hơn trái đất khoảng 10%, nên nó được xem là một hành tinh đá.
Gíao sư Stephen Kane, nhà vật lý thiên văn thuộc Đại học San Francisco, Mỹ, giải thích thêm: “Có vẻ, quá trình chuyển đổi dạng các hành tinh được lấy mốc từ bán kính gấp 1,5 lần so với Trái đất. Nếu hành tinh có bán kính lớn hơn mốc 1,5 lần, hành tinh sẽ hình thành bầu khí quyển đáng kể mà chúng ta thường thấy ở những hành tinh khí khổng lồ trong hệ mặt trời. Nếu kích thước ít hơn mốc 1,5 lần so với trái đất, nó giống như hành tinh đá.”
Các nhà khoa học còn cho biết, hành tinh Kepler-186f là hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện nằm trong vùng có khả năng sự sống. Mặc dù Kepler-186f nằm trong vùng có thể cư trú được, nhưng hiện các nhà thiên văn không chắc hoàn toàn, nó có chứa nước hay không. Nếu Kepler 186f không có nước, bất kì dạng vi sinh vật nào trên đó đều bị bắn phá bởi các bức xạ năng lượng mặt trời.
Cuộc săn tìm các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây. Hiện Cơ quan Vũ trụ châu Âu được phê duyệt xây dựng một kính thiên văn trang bị hiện đại Plato, dùng để phát hiện các hành tinh tương tự trái đất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận