10/07/2021 11:00 GMT+7

Phát động chiến dịch tiêm vắc xin lớn nhất lịch sử, dành ngay 1 triệu liều của Mỹ cho TP.HCM

N.AN - L.ANH
N.AN - L.ANH

TTO - Với lễ phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc, Việt Nam đã tiếp nhận 2 triệu liều vắc xin Moderna do Chính phủ Mỹ hỗ trợ thông qua cơ chế COVAX, trong đó ưu tiên 1 triệu liều cho TP.HCM.

Phát động chiến dịch tiêm vắc xin lớn nhất lịch sử, dành ngay 1 triệu liều của Mỹ cho TP.HCM - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp nhận 2 triệu liều vắc xin từ Chính phủ Mỹ theo cơ chế COVAX - Ảnh: VGP

Sáng 10-7, lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc được tổ chức với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các bộ ngành và đại diện các tổ chức quốc tế.

Mặc dù Việt Nam đã thành công trong việc ứng phó đại dịch COVID-19 kể từ năm 2020, nhưng do nguồn cung vắc xin hạn chế trên toàn cầu, tỉ lệ tiêm chủng ở Việt Nam còn ở mức thấp. Cho đến nay chỉ khoảng 4% dân số được tiêm vắc xin trong khi số ca lây nhiễm đang tăng mạnh trong một vài tuần qua. 

Do đó, việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên toàn quốc, có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

2 triệu liều vắc xin Moderna được tiếp nhận hôm nay nằm trong số 80 triệu liều vắc xin mà tổng thống Mỹ đã cam kết cung ứng từ nguồn vắc xin trong nước hồi tháng 5, trong đó gần 41 triệu liều được phân phối thông qua cơ chế COVAX, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trên toàn cầu.

Ông Christopher Klein, đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ, chia sẻ lô vắc xin này mang đến hy vọng về một hồi kết cho cuộc chiến chống COVID-19, rằng chúng ta có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

Như vậy, với 2 tỉ USD mà Mỹ đã đóng góp cho Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ tới 92 quốc gia thu nhập thấp và trung bình, Mỹ đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho chương trình COVAX. Tại Việt Nam, bên cạnh quyên góp vắc xin, Mỹ cũng hỗ trợ hơn 17,7 triệu USD cho hoạt động phòng, chống dịch từ những ngày đầu.

Ông Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, cho biết để thoát khỏi đại dịch, con đường rõ ràng nhất là đảm bảo tiếp cận tiêm chủng công bằng cho đội ngũ nhân viên y tế, các nhóm ưu tiên như người cao tuổi, người có bệnh lý nền ở mọi quốc gia.

"Hỗ trợ vắc xin là biện pháp tức thì và cấp thiết giúp giải quyết vấn đề này. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi những quốc gia có nguồn vắc xin dồi dào hỗ trợ ngay hôm nay để có thể bảo vệ những đối tượng có nguy cơ cao nhất càng sớm càng tốt", ông Kamal Malhotra nhấn mạnh.

Kể từ khi lô vắc xin đầu tiên đến Việt Nam hồi đầu tháng 4 thông qua chương trình COVAX, đến nay cả nước đã tiêm gần 4 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Với nguồn vắc xin bổ sung, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định sẽ mở rộng độ bao phủ tiêm chủng, tiếp cận nhiều người hơn trong các nhóm đối tượng ưu tiên, góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tiêm phòng cho hơn 70% dân số đến cuối quý 1-2022.

Cũng theo Bộ Y tế, ngay sau khi nhận được 2 triệu liều từ Mỹ, bộ đã quyết định dành cho TP.HCM 1 triệu liều trong số hàng này. Như vậy, từ ngày 1-7 đến nay Việt Nam đã tiếp nhận 3,7 triệu liều vắc xin các loại, từ nay đến cuối tháng có thêm 5 triệu liều sẽ về Việt Nam.

Cũng tại lễ phát động, ông Trần Bá Dương, chủ tịch Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (THACO), đã ủng hộ cho chương trình vắc xin tiêm chủng toàn quốc 126 xe vận chuyển, bảo quản vắc xin với giá trị 150 tỉ đồng.

Thủ tướng yêu cầu ưu tiên vắc xin cho TP.HCM Thủ tướng yêu cầu ưu tiên vắc xin cho TP.HCM

TTO - Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ động phối hợp, ưu tiên phân bổ vắc xin sẽ về trong tháng 7 cho TP.HCM, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức tiêm vắc xin kịp thời, an toàn và hiệu quả.

N.AN - L.ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên