Đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ về áo ngực của một nghiên cứu sinh Trường đại học Bách khoa Hà Nội gây xôn xao - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Luận án "tiến sĩ áo ngực": Nghe qua có vẻ 'lạ', nhưng đừng xem thường!
Liên quan đến luận án tiến sĩ có tên gọi gây tò mò này, những ngày qua trên mạng xã hội đang bàn tán xôn xao. Trường đại học Bách khoa Hà Nội - nơi nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ - cũng có những lý giải chính thức về vụ việc.
"Tại sao cứ phải nặng nề bắt bẻ về từ ngữ? Theo tôi, luận án nghiên cứu là để giúp ích và phát triển. Nếu mọi người cứ tư duy thiên về chỉ trích thì ai mà có tâm huyết nghiên cứu khoa học nữa".
Ý kiến bạn đọc Lam
Ở góc độ bạn đọc, nhiều người cho rằng Việt Nam mình hay thích "hoành tráng", tên đề tài phải "kêu", nhưng đã là nghiên cứu khoa học thì phải sâu và góc độ tiếp cận rất nhỏ thôi thì mới ra vấn đề được, do đó không chỉ mới nghe qua tên gọi mà đánh giá.
Về ý này, bạn đọc Tuấn HN viết: "Cộng đồng mạng lắm kiểu, nhiều loại trình độ, đa phần đọc tiêu đề rồi đánh giá. Do vậy, mọi người hãy chờ xem, biết đâu lại rất thiết thực".
Bổ sung, bạn đọc nicknam Tán Gẫu viết: "Một đề tài khoa học được nghiên cứu để bảo vệ sức khỏe con người, nếu thành công và có ứng dụng thực tiễn thì quá tốt cho chị em phụ nữ, chứ có gì mà phải xem thường".
Cùng suy nghĩ tương tự, bạn đọc Hai Le góp ý: "Đừng nghe dư luận một chiều! Đề tài này rất thiết thực, đừng vì cái tên đề tài mà nhảy vô ném đá".
Nhiều phụ huynh có con học tại Trường mẫu giáo Mầm non 1, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng bức xúc vì phải đóng quỹ lớp cao hơn nhiều lần so với mọi năm - Ảnh: T.THẮNG
Ban đại diện cha mẹ học sinh không vì mục đích xấu, sao giờ mang tiếng quá?
Câu hỏi này một lần nữa lại được rất nhiều bạn đọc nêu ra sau câu chuyện Trường mẫu giáo Mầm non 1, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng "méo mặt" khi phải “tự nguyện” đóng quỹ lớp với số tiền lớn, có lớp phải đóng lên tới 1,8 triệu đồng, khiến quận cấp tốc chỉ đạo hoàn trả.
Theo phản ảnh của một số phụ huynh có con học tại Trường mẫu giáo Mầm non 1, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng, vừa qua trường tổ chức họp phụ huynh để triển khai kế hoạch năm học mới, trong đó có nội dung triển khai các khoản thu đầu năm có dấu hiệu lạm thu.
Một số lớp triển khai thu quỹ lớp với số tiền cao hơn nhiều lần so với năm học trước, và thu chênh lệch giữa các lớp, có lớp thông báo thu 1,8 triệu đồng/kỳ/học sinh và lớp khác lại thu 1,5 triệu đồng/kỳ/học sinh.
Theo một phụ huynh có con học lớp 5 tuổi, tại cuộc họp ban đại diện chi hội phụ huynh có phổ biến tinh thần cuộc họp sẽ thu quỹ lớp để chi cho các hoạt động trong năm học phục vụ con em mình.
Sau đó, ban đại diện chi hội phụ huynh có thông báo trong nhóm chung của lớp là năm học này, lớp triển khai thu quỹ với số tiền 1,8 triệu đồng/kỳ/học sinh, bao gồm: 1,5 triệu đồng tiền quỹ lớp và 300.000 đồng cô giáo nhờ phụ huynh thu hộ tiền đồ dùng, dụng cụ học tập.
Bức xúc vì cách lạm thu vô tội vạ này, bạn đọc Tư Liên lên tiếng: "Nếu là trường tư thục thì không phải bàn. Còn đây là trường công lập, đề nghị phải xét lại xem hành vi của ban giám hiệu và cái gọi là 'đại diện' hội phụ huynh!
Một lần nữa ban đại diện cha mẹ học sinh lại bị réo tên. Về ý này, bạn đọc Trần đề nghị: "Dẹp hết cái "Ban đại diện cha mẹ học sinh" này giùm đi. Ngán ngẩm...".
Trong khi đó, một số bạn đọc chỉ thẳng: "Trách nhiệm đầu tiên thuộc về hiệu trưởng".
Bạn quan tâm và muốn chia sẻ vấn đề gì? Theo bạn, làm cách nào để xóa bỏ nạn lạm thu trong trường học? Bạn muốn góp ý và chờ đợi gì ở luận án "tiến sĩ áo ngực"?
Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi ý kiến ở KHUNG BÊN DƯỚI. Cảm ơn bạn!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận