Phập phồng lo âu với an toàn thực phẩmKhông kiểm soát nổi vệ sinh an toàn thực phẩm Khách sạn đạt chuẩn thiếu "an toàn vệ sinh thực phẩm"
Phóng to |
Nhân viên trên tàu pha chế “canh siêu tốc” (ảnh cắt từ clip) - Ảnh: Ngọc Tùng |
Đó là hình ảnh tôi vô tình bắt gặp trên chuyến tàu khách Thống Nhất mang số hiệu TN1, chạy từ Hà Nội vào Sài Gòn trong lịch trình ngày 14 đến 16-11-2013.
Trong khi chờ dùng bữa trưa trên tàu, do hết canh nên nhân viên nói đợi, tôi tranh thủ vào nhà vệ sinh thì bất ngờ thấy nam nhân viên phục vụ canh đang dùng chiếc ca nhựa hứng nước từ chiếc bình nóng - lạnh. Sau đó anh ta rút một gói nilông chứa những hạt bột màu trắng, trút vào ca rồi dùng tay (có đeo bao tay nilông) khuấy đều lên. Cuối cùng, anh ta trút hỗn hợp này vào chiếc thùng nhựa, rồi tiếp tục cho nước vào đến khi đầy bình, sau đó mang đi phục vụ suất ăn cho hành khách trên tàu!
Bởi vì chiếc xe hàng của nhân viên này chắn ngang lối đi nên tôi và một số hành khách có dịp quan sát kỹ quá trình pha chế “canh siêu tốc” của anh ta. Đáng chú ý là do vòi nước nóng chảy nhỏ nên nhân viên này lấy luôn cả nước bên vòi lạnh để làm nước canh. Theo cảm nhận của tôi, nước từ vòi nóng cũng chỉ đủ ấm mà thôi vì nước chảy ra không có nhiều hơi bốc lên (do hành khách liên tục sử dụng để chế mì gói, pha sữa...), vậy mà nhân viên này vẫn lấy chế biến canh, lại lấy cả nước từ vòi lạnh (?).
Bình nước đặt gần các phòng vệ sinh, khu rửa mặt... nơi có nhiều người qua lại mà nhân viên này vô tư dùng để pha chế canh, thật rất phản cảm. Sau khi trở lại chỗ ngồi, nhìn phần cơm của mình, tôi lại nhớ cảnh pha chế ban nãy của nhân viên tàu và liên tưởng lại những phần canh sặc mùi hạt nêm mình đã lỡ thưởng thức ở những bữa ăn trước. Quá sợ, tôi đành bấm bụng nhịn đói chứ không dám ăn. Trên chuyến tàu khác ngược ra Bắc vài hôm sau đó, tôi cũng chỉ dám mua một số thức ăn vặt, uống nước lọc và duy nhất một lần dùng cơm của hàng bán rong ở ga cho qua bữa, dù vẫn biết độ an toàn và sự ngon miệng của suất cơm hàng rong này cũng ở mức chẳng đáng tin cậy.
Tôi nghĩ ngành đường sắt ngoài việc đảm bảo an toàn cho hành khách đi tàu cũng phải chú trọng đến chất lượng đồ ăn, thức uống phục vụ khách. Trước mặt hành khách mà nhân viên trên tàu thản nhiên pha chế canh một cách không đảm bảo chất lượng như vậy, làm sao hành khách không lo ngại về chất lượng thực phẩm trên tàu!
Cho thôi việc nhân viên pha “canh siêu tốc” Ông Lê Tiến Dũng(phó giám đốc Xí nghiệp Vận dụng toa xe khách Hà Nội) trả lời: - Qua phản ảnh, chúng tôi xác định sự việc xảy ra trên tàu TN1 xuất phát tại ga Hà Nội ngày 14-11. Trong đó, tổ phục vụ hành khách trên đoàn tàu này thuộc sự quản lý của trạm kinh doanh dịch vụ tổng hợp trên tàu thuộc Xí nghiệp Vận dụng toa xe khách Hà Nội. Việc làm thiếu ý thức trách nhiệm trên là cá biệt của một nhân viên đã ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ hành khách đi tàu. Trước hết, xí nghiệp xin tiếp thu toàn bộ nội dung bài báo. Đơn vị chúng tôi đã yêu cầu các nhân viên liên quan viết báo cáo và tổ chức xử lý kỷ luật để làm bài học chung cho các nhân viên khác. Mặc dù đối với nhân viên trẻ tuổi, mới vào nghề được đơn vị giáo dục, hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn, tập huấn các lớp vệ sinh an toàn thực phẩm... nhưng cũng không tránh khỏi có trường hợp vi phạm. Đây chỉ là những trường hợp cá biệt, chúng tôi đã có giải pháp chấn chỉnh, không để tái diễn. Cũng xin nói thêm: đoàn tàu TN1 hôm đó đã phục vụ cơm, thức ăn và canh theo đúng thực đơn đã duyệt. Nhưng đến toa cuối cùng thì trong phích vẫn còn rau và thịt băm nhưng gần hết nước canh. Nhân viên phục vụ thay vì về toa xe hàng cơm để lấy thêm nước canh nhưng đã tự ý lấy nước sôi và cho bột nêm vào cùng với rau thịt băm đã có sẵn trong phích để phục vụ một số ít suất ăn sau. * Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ (ngày 28-11), ông Phạm Ngọc Tùng - trạm phó trạm kinh doanh dịch vụ tổng hợp trên tàu thuộc Xí nghiệp Vận dụng toa xe khách Hà Nội - cho biết ngay sau khi nhận được phản ảnh vụ việc, đơn vị đã họp và kỷ luật tổ trực phục vụ suất ăn trên toa xe hôm đó. Riêng nhân viên tự ý dùng nước nóng, bột nêm để pha canh cho khách đã bị cho thôi việc, không ký lại hợp đồng lao động. Lý do là đã vi phạm quy định, làm ảnh hưởng đến hình ảnh ngành đường sắt. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận