Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: REUTERS
"Chống lại lạm phát toàn cầu đang ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới và các gia đình lao động ở Mỹ là ưu tiên hàng đầu của tôi", ông Biden nhấn mạnh trong tuyên bố phát trên trang của Nhà Trắng ngày 13-10.
Tổng thống Mỹ cho biết cuộc chiến chống lạm phát đã có một số tiến triển nhưng giá cả vẫn còn rất cao và còn nhiều điều phải làm.
Trước đó cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy giá hàng hóa và dịch vụ tại nước này tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 9-2022.
Theo đó, số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9-2022 tăng 0,4% so với tháng 8-2022, cao hơn mức tăng 0,2% như dự đoán của các chuyên gia trong thăm dò của Hãng tin Reuters. Trong giai đoạn 12 tháng, CPI tăng 8,2% trong tháng 9-2022, tương đương mức tăng 8,3% của tháng trước và vẫn nằm gần mức đỉnh 40 năm. Hồi tháng 6-2022, lạm phát tại Mỹ tăng báo động đến 9,1%, cao nhất kể từ năm 1980.
Lạm phát tiếp tục gây sức ép lên nền kinh tế Mỹ và chính quyền ông Biden trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11-2022.
Sàn chứng khoán Mỹ mở cửa ngày 13-10, giờ địa phương, ngập trong sắc đỏ do các lo ngại về báo cáo lạm phát có thể khiến Washington tiếp tục nâng mạnh lãi suất.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết việc OPEC+ cắt giảm sản lượng sẽ đẩy giá cả lên cao và có thể khiến thế giới suy thoái.
Trên thế giới, IEA ngày 13-10 cảnh báo việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) cắt giảm sản lượng hồi tuần trước đã khiến giá cả tăng cao hơn và có thể đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
IEA cho biết nền kinh tế suy giảm cùng với giá cả leo thang do kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ đang khiến nhu cầu dầu trên thế giới chững lại. Theo phân tích của IEA, nguồn cung dầu thực tế bị cắt giảm hiện nay sẽ ở mức khoảng 1 triệu thùng/ngày, không phải 2 triệu thùng/ngày như OPEC+ tuyên bố.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận