Chiếc xe được quảng cáo là đã bán cho khách hàng tại cửa hàng của anh H. - Ảnh: Sond auto |
Theo Cục Đăng kiểm VN, “ôtô điện” có xuất xứ Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn ôtô.
Chưa có giấy phép lưu thông, vẫn rao bán
Theo lời rao bán của một nhóm người dùng facebook, phóng viên Tuổi Trẻ đã tìm đến cửa hàng V. (đường Nguyễn Tri Phương, P.8, Q.10, TP.HCM) - nơi chuyên bán phụ tùng… xe máy.
Khi hỏi tìm mua loại xe “ôtô điện” ba bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhân viên ở đây khẳng định cửa hàng không kinh doanh loại phương tiện này.
Tuy nhiên, sau một lúc chia sẻ là được người quen giới thiệu tới, nữ nhân viên tên L. lên tiếng: “Hiện tại, xe loại này chưa về, nếu muốn mua thì đặt cọc trước 20 triệu.Tới ngày xe về, cửa hàng sẽ gọi điện lại, 55 triệu một xe”.
Phóng viên hỏi về các thông số kĩ thuật của xe, nhân viên L. nhắc đi nhắc lại: “Hiện tại xe chưa về, muốn biết xe thế nào thì đợi xe về rồi đến xem trực tiếp, thử máy mạnh/nhẹ như thế nào luôn”.
>> Nhân viên L.
Không riêng gì cửa hàng V., mặc dù rao bán công khai trên internet nhưng nhiều cửa hàng khác ở quận 5, quận 7 (TP.HCM)… đều sử dụng hình thức “giấu hàng” tương tự.
Vài nơi có một xe điện được đỗ trước cửa hàng như một cách trưng bày nhưng khi được hỏi xe này có bán không, chủ cửa hàng liền trả lời là xe của bạn. Phải có người quen giới thiệu cửa hàng mới bán.
Anh K. một người bán ôtô điện trên mạng xã hội quảng cáo xe chạy được 40km/h, sau khi đặt hàng khoảng 3-4 ngày sẽ có, thời gian bảo hành là 6 tháng.
>> Anh K.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, có hai loại xe “ôtô điện” Trung Quốc với hai mức giá là 55 triệu (chạy được 120 km) và 45 triệu (chạy được 60 km).
Cả hai loại xe đều có tốc độ tối đa 30 km/h. Bình xe sạc từ 5-10 tiếng. Xe chở được 3 người (2 người lớn và 1 trẻ em). Tuy nhỏ nhưng xe có đầy đủ gạt nước, kính trước, đèn trần, quạt máy, kính hậu,…
Dở khóc dở cười
Nhiều trường hợp đi “ôtô điện” đã bị cảnh sát giao thông (CSGT) nhắc nhở vì loại xe này hiện vẫn chưa được cấp phép lưu thông.
Những thông báo rao bán xe điện trên mạng xã hội. Ảnh từ Facebook |
Chị Mai Thu (Q.4, TP.HCM) cho biết: “Cứ tưởng là xe này không cần bằng lái xe nhưng hóa ra lại cần. Hôm rồi chạy ra đường bị mấy anh CSGT kêu lại nhắc nhở mới biết”.
Có nhiều khách hàng vội vàng mua xe, không tìm hiểu kĩ. Về đến nhà mới tá hỏa vì xe chưa được phép lưu hành. Chị Hạnh (Q.7, TP.HCM), Anh Huy (Q.3,TP.HCM) kể: “Mình mua xe về rồi bây giờ để đó chứ không dám chạy. Một là do xe chưa được phép chạy ngoài đường, hai là vì sợ trời mưa, đường Sài Gòn mà mưa thì xe điện kiểu này sao chạy nổi?”.
Chưa đạt tiêu chuẩn ô tô
Theo ông Nguyễn Văn Phương - phó trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nói chung nhập khẩu vào Việt Nam phải qua kiểm tra chuyên ngành, nếu đạt chất lượng mới được phép nhập khẩu.
Ông Phương cho biết: “Điều 53, luật giao thông đường bộ nêu rõ xe cơ giới phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn đường bộ, phải đăng kí và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Người lái các loại xe này phải có giấy phép lái xe phù hợp”.
Xe điện 4 bánh gồm 2 nhóm:
Nhóm có động cơ gồm cả động cơ điện lẫn động cơ xăng. Nhóm này không khác gì ô tô thông thường, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu an toàn đối với ôtô nên có thể tham gia giao thông bình thường.
Riêng giấy phép lái xe tùy thuộc vào số chỗ ngồi của xe. Xe điện có tốc độ thấp thì người điều khiển phải có phép lái xe hạng B2 trở lên.
>> Ông Nguyễn Văn Phương
Ông Phương nói: “Loại xe được gọi là “ôtô điện” Trung Quốc giống như những xe thường gặp trong các sân golf, khu du lịch. Chúng có thiết kế riêng để hoạt động trong phạm vi hẹp, có tốc độ thấp, không đáp ứng được yêu cầu an toàn đối với ôtô về hệ thống phanh, đèn chiếu sáng, tín hiệu, đai an toàn, cửa kính, vv…”
Vì vậy, các loại này không được phép tham gia giao thông bình thường như ôtô mà chỉ hoạt động được trong phạm vi nhất định.
>> Ông Nguyễn Văn Phương
Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho biết: “Khoản 18, điều 3 của luật giao thông đường bộ quy định, xe cơ giới tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện đặt ra tại điều 53 luật này.
Tức là chủ phương tiện phải đăng kí và gắn biển số đáp ứng tiêu chuẩn an toàn về hệ thống hãm, hệ thống chuyển hướng, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, bánh lốp đúng kích cỡ và tiêu chuẩn kĩ thuật..”
>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Theo nghị đinh 171 của Chính phủ ban hành 13-11-2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ và đường sắt thì trường hợp điều khiển xe 3-4 bánh không có giấy phép đăng kí xe hoặc không gắn biển số sẽ bị phạt từ 200.000-400.000 đồng
Luật sư Hậu cho rằng: “Hiện nay chúng ta vẫn chưa rõ nguồn gốc của những loại xe này nhưng nếu trường hợp nhập khẩu đúng quy định thì loại xe này phải chịu thuế nhập khẩu. Các doanh nghiệp kinh doanh loại xe này phải xin phép và thực hiện các thủ tục đăng ký, đăng kiểm theo quy định pháp luật”.
Trước mắt, các cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an, thanh tra sở kế hoạch đầu tư địa phương cần sớm vào cuộc để thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp mua bán loại ôtô này để làm rõ tính pháp lý và kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Sử dụng nội bộ vẫn phải đăng kí Các loại xe sử dụng nội bộ không được phép tham gia giao thông như các xe ô tô bình thường khác. Phạm vi, tuyến đường và thời gian hoạt động của loại phương tiện này do UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương quy định. Các loại xe nội bộ phải thực hiện theo thông tư 86 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải. Cụ thể, xe điện sử dụng trong phạm vi giới hạn vẫn phải tiến hành kiểm tra lưu hành và đăng kí cấp biển số tại cơ quan công an. Ông Nguyễn Văn Phương - phó trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam >> Ông Nguyễn Văn Phương |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận