Phóng to |
Không chỉ người bệnh lo lắng vì không có nơi chữa bệnh, các bệnh viện, phòng khám tư, trong đó có phòng khám đa khoa tư nhân Phước An (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), cũng sốt ruột khi chờ được cấp giấy phép hành nghề mới - Ảnh: Th. Thắng |
Nhiều lãnh đạo bệnh viện tư và phòng khám tư tại TP.HCM đang đứng ngồi không yên vì giờ “G” sắp đến nhưng họ vẫn chưa có giấy đủ điều kiện hành nghề y tư nhân (giấy phép hành nghề).
Điều này đồng nghĩa với việc các cơ sở y tế này sẽ không được Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP tiếp tục ký hợp đồng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân diện bảo hiểm y tế (BHYT). Tại TP hiện có gần 20 bệnh viện tư và phòng khám tư đã hết hạn giấy phép hành nghề nhưng đến nay chưa có giấy phép mới. Các bệnh viện tư, phòng khám tư này đang tiếp nhận khoảng nửa triệu người đăng ký khám bệnh BHYT ban đầu.
Bệnh nhân đi đâu?
Theo quy định, giấy phép hành nghề của bệnh viện do Bộ Y tế cấp, giấy phép hành nghề của phòng khám do sở y tế địa phương cấp. Một lãnh đạo Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh cho biết giấy phép cũ của bệnh viện đã hết hạn từ giữa tháng 10, bệnh viện đã nộp hồ sơ xin Bộ Y tế cấp giấy phép hành nghề mới đã lâu nhưng chưa biết khi nào bộ vào thẩm định. Theo vị này, nếu BHXH TP ngưng ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với bệnh viện thì người bị ảnh hưởng, thiệt thòi đầu tiên là bệnh nhân đang đăng ký khám bệnh ban đầu tại đây (khoảng 13.000 người). Trong đó có hơn 40 bệnh nhân BHYT đang chạy thận nhân tạo không biết phải đi đâu vì tất cả bệnh viện có chạy thận nhân tạo đều quá tải.
Nghị định 87/CP của Chính phủ (ban hành ngày 27-9-2011) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân đã được cấp giấy đủ điều kiện hành nghề y tư nhân theo quy định của pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân có giá trị sử dụng đến hoặc sau ngày 31-12-2010 thì được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho tới khi được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 31-12-2012”. |
Tuy nhiên, có những bệnh viện, phòng khám chưa hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề vì vướng những khó khăn khác. Cụ thể, giấy phép hành nghề của Bệnh viện Đức Khang đã hết hạn từ tháng 3 năm nay nhưng đến nay chưa có giấy phép mới. Trong văn bản gửi các cơ quan chức năng, lãnh đạo bệnh viện này xin gia hạn giấy phép hoạt động vì bệnh viện chưa kịp thời xin Bộ Y tế thẩm định và cấp giấy phép hoạt động mới theo quy định. Nguyên nhân chính là do bệnh viện gặp khó khăn về nhân sự chuyên môn cần được xác nhận đủ thời gian thực hành và được cấp chứng chỉ hành nghề hợp lệ. Hiện Bệnh viện Đức Khang có khoảng 400 bệnh nhân BHYT đang chạy thận nhân tạo.
Tương tự, Bệnh viện Tân Sơn Nhất dù đến tháng 4-2013 giấy phép hành nghề mới hết hạn, nhưng lo không được tham gia hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT năm 2013 (bệnh viện chưa hoàn thiện hồ sơ xin Bộ Y tế thẩm định cấp lại giấy phép mới - PV) nên đã gửi văn bản đến BHXH TP xin được tiếp tục ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT năm 2013.
Nhiều bệnh viện, phòng khám tư khác cũng bày tỏ lo ngại bệnh nhân BHYT đã gắn bó với bệnh viện nhiều năm không biết sẽ đi đâu vì các bệnh viện đa khoa công lập (tuyến tỉnh, TP) không được phép tiếp nhận đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu, còn các bệnh viện công lập tuyến quận huyện đều quá tải bệnh nhân BHYT.
Phóng to |
Người dân khám bệnh bằng thẻ BHYT ở Phòng khám đa khoa Phước An, Q.Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: Th.Thắng |
Có giấy phép mới ký
Ông Cao Văn Sang, giám đốc BHXH TP.HCM, nói BHXH TP không thể vượt quyền, làm trái quy định của Chính phủ. Do vậy, cơ quan này không tiếp tục ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với những bệnh viện, phòng khám tư nhân đã hết hạn giấy phép hành nghề. Theo ông Sang, nếu các bệnh viện, phòng khám tư đến hết ngày 31-12 mà chưa có giấy phép hành nghề thì bệnh nhân BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ở những cơ sở này sẽ phải chuyển đến những cơ sở y tế khác, trừ khi Bộ Y tế, Sở Y tế TP có văn bản đồng ý gia hạn giấy phép hoạt động cho những đơn vị này trong khi chờ làm thủ tục, hồ sơ và thẩm định, cấp phép.
Theo BHXH TP, để chuẩn bị việc ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT năm 2013, từ ngày 7-11 BHXH TP đã đề nghị Sở Y tế TP xác nhận yếu tố pháp lý của các đơn vị mà BHXH TP dự kiến ký hợp đồng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT. BHXH TP đề nghị Sở Y tế TP trả lời trước ngày 25-11 để BHXH TP thông báo rộng rãi đến các đơn vị và người dân tham gia BHYT kịp thời đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu năm 2013, nhưng đến ngày 10-12 vẫn chưa nhận được trả lời của Sở Y tế TP...
Ngày 10-12, trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - khẳng định những vướng mắc, bất cập trong việc cấp giấy phép hành nghề cho phòng khám tư và chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ đã được lãnh đạo sở chỉ đạo giải quyết, chấn chỉnh. Còn những bệnh viện, phòng khám tư hết hạn giấy phép hành nghề nhưng chưa được cấp mới vì nhiều lý do, Sở Y tế TP sẽ xem xét và kiến nghị cho gia hạn giấy phép hoạt động thêm sáu tháng.
Khoảng 100 bệnh viện tư chưa hoàn tất cấp phép Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 12-12, phó trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế Bảo hiểm xã hội VN Lê Văn Phúc cho hay Hà Nội cũng đang gặp tình trạng như TP.HCM, do một số phòng khám, bệnh viện tư hết hạn giấy phép hành nghề và chưa được cấp giấy phép mới. Tuy nhiên, họ cũng đang chờ Bộ Y tế có thể tiếp tục giãn thời gian cấp phép, thay vì mốc 31-12-2012 bắt buộc phải hoàn tất cấp phép cho cơ sở khám chữa bệnh và người hành nghề y tư nhân theo luật mới, như quy định trong nghị định 87/2011 của Chính phủ. Một chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng Luật khám bệnh, chữa bệnh được thông qua năm 2009 không quy định lộ trình cấp phép hành nghề cho cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và người đứng đầu cơ sở, tức là tất cả cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh tư phải được cấp phép hành nghề trước ngày 1-1-2011, thời điểm luật có hiệu lực thực hiện. Tuy nhiên, năm 2011 Chính phủ đã ban hành nghị định 87 có điều khoản chuyển tiếp giãn thời gian cấp phép cho cơ sở khám chữa bệnh tư theo luật mới đến ngày 31-12-2012, đã có độ “vênh” với quy định trong Luật khám bệnh, chữa bệnh. Theo thống kê chưa chính thức, đến nay còn khoảng 100 bệnh viện tư chưa hoàn tất cấp phép theo luật mới. Tại các địa phương, số phòng khám tư nhân đã hết hạn giấy phép và chưa được cấp phép mới còn khá lớn, trong khi mốc thời gian hoàn tất cấp phép theo luật mới là ngày 31-12-2012. Việc có tiếp tục giãn tiếp thời gian cấp phép cho Bộ Y tế và sở y tế, theo chuyên gia này, hiện thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Tuy nhiên nếu không giãn tiếp hoặc không đẩy nhanh tiến độ cấp phép, số bệnh viện tư và phòng khám chưa được cấp phép theo luật mới vẫn tiếp tục hành nghề sau ngày 1-1-2013 có thể là hành nghề không phép? |
Danh sách bệnh viện, phòng khám tư tại TP.HCM đã và sắp hết hạn giấy phép hành nghề
ThỨ tỰ<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
|
Cơ sỞ y tẾ |
SỔ BHYTđăng ký ban đẦu
|
ThỜi hẠn giẤy phép hành nghỀ
|
1 |
Bệnh viện đa khoa Fortis - Hoàn Mỹ Sài Gòn |
90.000 |
7-6-2010 |
2 |
Bệnh viện Hoàn Mỹ 2 |
7-6-2010 | |
3 |
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh |
13.000 |
15-10-2012 |
4 |
Bệnh viện Quốc Ánh |
8.000 |
15-10-2012 |
5 |
Bệnh viện đa khoa Triều An |
23.000 |
24-11-2010 |
6 |
Bệnh viện Ðức Khang |
1.500 |
11-3-2012 |
7 |
Bệnh viện Tân Sơn Nhất |
2.500 |
19-3-2012 |
8 |
Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh |
44.000 |
24-11-2010 |
9 |
Bệnh viện đa khoa Mỹ Ðức |
350 |
18-1-2013 |
10 |
Phòng khám đa khoa Thánh Mẫu |
13.000 |
20-7-2010 |
11 |
Phòng khám đa khoa KCN Tân Bình |
28.000 |
24-1-2012 |
12 |
Phòng khám đa khoa Sài Gòn |
7.500 |
9-3-2011 |
13 |
Phòng khám đa khoa Phước An (cơ sở 1) |
144.000 |
3-7-2011 |
14 |
Phòng khám đa khoa Phước An (cơ sở 2) |
10-11-2010 | |
15 |
Phòng khám đa khoa Phước An (cơ sở 5) |
9-3-2011 | |
16 |
Phòng khám đa khoa Cộng Hòa |
3.300 |
17-10-2010 |
17 |
Phòng khám đa khoa NET Vạn Phúc |
17.000 |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận