Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Bệnh viện Bến Sắn
Mùa Giáng sinh 2024 cũng là lúc những bệnh nhân phong Bến Sắn cầu mong cho những ký ức buồn của năm cũ sẽ được gác lại, để cùng nhau hướng đến một năm mới thật bình an.
Chúng tôi đến Bệnh viện Bến Sắn (trước đây là Trung tâm điều trị phong Bến Sắn), Bình Dương vào một buổi sáng se lạnh.
Trái ngược với không khí đang nhộn nhịp của những ngày cuối năm ở bên ngoài, tại bệnh viện có phần lặng lẽ. Bước vào khu dưỡng lão của bệnh viện, điều đầu tiên thu hút chúng tôi là những hình ảnh lung linh được tạo nên từ những ánh đèn đầy sắc màu.
Cùng với đó là những hang đá được dựng kỳ công để đón Giáng sinh.
Bệnh viện Bến Sắn trang hoàng hoa đèn dịp Giáng sinh
Noel về, những chiếc hang đá là thành quả làm việc suốt 3 ngày liên tục của các điều dưỡng viên và hộ lý của bệnh viện.
Đây cũng là một trong những dịp hiếm hoi để khu vực dưỡng lão được khoác lên mình những màu sắc khác nhau, mang đến cho những bệnh nhân nơi đây thêm cảm xúc tích cực trong cuộc sống.
"Đa số họ đã gắn bó tại đây hơn nửa đời người. Những ký ức buồn vui của họ đều gắn liền với nơi này" - anh Ngô Trung Hiếu, đại diện Bệnh viện Bến Sắn, cho biết.
Bệnh nhân được chăm sóc tại Bệnh viện Bến Sắn
"Giáng sinh về, hoa đèn quá đẹp làm chúng tôi náo nức" - ông Trần Văn Giới (quê Đà Nẵng) thốt lên khi đang cố gắng dùng đôi tay không còn nguyên vẹn sắp đặt lại vị trí của những bức tượng trong hang đá.
Chập tối, mọi người quây quần bên những tiểu cảnh, hoa đèn. Nhiều người vui vẻ chụp ảnh.
Theo ông Giới, cũng như những năm trước, mùa Giáng sinh năm nay đến với những bệnh nhân phong tại Bệnh viện Bến Sắn một cách nhẹ nhàng, đủ ấm áp để bớt sự hiu quạnh.
Ông Giới mắc bệnh phong từ năm 19 tuổi. Năm 2001, ông chuyển vào Bệnh viện Bến Sắn để điều trị và dần trở thành một trong những bệnh nhân lớn tuổi nhất tại đây.
Trước đó, ông có một người vợ và ba người con. Sau một lần bị tai nạn giao thông, vợ ông mất. "Đó là khoảng thời gian rất khó khăn với tôi", ông Giới bộc bạch.
Ông Giới và những bệnh nhân khác quây quần cùng nhau mỗi tối, bên khu tiểu cảnh nhiều hoa đèn dịp Giáng sinh
Kể từ khi vào Bệnh viện Bến Sắn, ông Giới sớm hòa nhập và xem đây như ngôi nhà chung của mình.
Hằng ngày, ông chăm di chuyển, thích ứng với những biến đổi trong cơ thể bệnh tật. Trong mắt ông Giới luôn đầy những màu xanh hy vọng.
Và tại đây, ông Giới nên duyên chồng vợ với bà Nguyễn Thị Gái, cũng là một bệnh nhân phong, từ năm 2007. Duyên phận của hai người được các con động viên, ủng hộ.
Cách nhau một dãy nhà, cả hai ông bà thường xuyên đẩy xe lăn để gặp nhau và nhắc nhau chuyện uống thuốc, ăn uống...
Ngôi nhà chung của những bệnh nhân
Cách đó không xa, tại căn phòng dưỡng lão nữ, bà Nguyễn Thị Miên (quê Bình Định) đang tranh thủ sắp xếp quần áo từ chiếc vali mới tinh để sang phụ các hộ lý treo đèn xung quanh hang đá.
Ở độ tuổi thất thập cổ lai hy, bà Miên bắt đầu cuộc sống mới tại Bệnh viện Bến Sắn cách đây ba tuần.
Bà Miên được chẩn đoán mắc bệnh phong từ năm 14 tuổi. Trước đây, bà điều trị tại làng phong Quy Hòa (tỉnh Bình Định).
Thời điểm phát hiện bệnh, cuộc sống của bà gần như đảo lộn hoàn toàn khi từ người lành lặn bỗng chốc thành người bị hạn chế khả năng vận động.
Ngồi một mình giữa căn phòng dưỡng lão nữ, ánh mắt đăm chiêu nhìn về phía xa xăm, có lẽ Giáng sinh năm nay bà Miên không được đoàn tụ với gia đình như mọi năm.
"Ở quê có con cháu, anh em tranh thủ cuối năm lại thăm, mình cũng bớt cô đơn. Giờ thì chuyển vào đây, không biết khi nào được gặp lại người thân", bà Miên tâm sự.
Bà Miên cho biết tuy chỉ là người mới nhưng bà luôn được các bệnh nhân khác chào đón niềm nở. Điều này khiến cho bà phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà.
Tại Bệnh viện Bến Sắn, chuyện tình của vợ chồng ông Nguyễn Văn Bảy (quê Long An) và bà Trần Thị Nương (quê Tiền Giang) được nhiều người chia sẻ mỗi khi có khách ghé thăm.
"Ông rất thương vợ. Đi đâu ông cũng đưa vợ theo. Đến giờ ăn thì chia sẻ phần ăn của mình cho vợ...", một hộ lý chia sẻ.
Ông Bảy và bà Nương gặp nhau tại bệnh viện vào năm 2003. Khi đó ông Bảy đang điều trị phong tại Bến Sắn được 2 năm, còn bà Nương làm quét dọn tại bệnh viện.
Hai ông bà đã cùng nhau dìu dắt suốt 21 năm, qua biết bao biến cố. Mỗi khi được nhắc lại, ông Bảy vẫn rơm rớm nước mắt kể về sự hy sinh của vợ ông.
"Tôi bị phong từ năm 15 tuổi. Đến năm 21 tuổi, bệnh trở nặng khiến hai đôi chân của tôi bị liệt. Trước đó mọi sinh hoạt của tôi đều rất khó khăn. Sau này khi tôi cưới bà Nương, bà chăm lo cho tôi từng chút một, từng miếng ăn cho đến giấc ngủ", ông Bảy trải lòng.
Khi đến độ tuổi xế chiều, căn bệnh đã khiến cho đôi chân của bà khó khăn khi di chuyển. Giờ đây, đến lượt ông Bảy chăm sóc lại cho bà.
Bệnh viện Bến Sắn được thành lập vào năm 1959, do soeur Rose và soeur Mathilde Thanh quản lý, trực tiếp chăm sóc bệnh nhân phong với tên gọi Dưỡng đường Bến Sắn. Năm 1979, Dưỡng đường Bến Sắn được UBND TP.HCM công nhận với tên gọi Khu điều trị phong trực thuộc Sở Y tế TP.HCM.
Đến năm 2024, Khu điều trị phong được chuyển chức năng thành Bệnh viện Bến Sắn. Hiện bệnh viện đang tiếp nhận gần 200 bệnh nhân. Trong đó, 120 bệnh nhân đang được điều trị, chăm sóc nội trú.
Nội dung và hình ảnh: NGUYỄN THÔNG - VĂN TRUNG - HOÀNG GIÁM
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận