06/01/2009 20:33 GMT+7

Xuân sớm ở khu điều trị phong Bến Sắn

TRẦN CHÁNH NGHĨA
TRẦN CHÁNH NGHĨA

TTO - Cả hội trường của khu điều trị phong Bến Sắn sáng 6-1 đông như hội. Hàng trăm bệnh nhân tề tựu đông đủ với nét mặt rất hân hoan chào đón chương trình văn nghệ do Cung văn hóa Lao động và Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp TP.HCM phối hợp thực hiện.

ryvJeohQ.jpgPhóng to
Chị Kim Liên phát quà gồm quần áo tập vở cho một học sinh cấp 1
TTO - Cả hội trường của khu điều trị phong Bến Sắn sáng 6-1 đông như hội. Hàng trăm bệnh nhân tề tựu đông đủ với nét mặt rất hân hoan chào đón chương trình văn nghệ do Cung văn hóa Lao động và Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp TP.HCM phối hợp thực hiện.

Có chứng kiến tận mắt mới thấy hết được nỗi háo hức của những người bất hạnh. Đó là những bệnh nhân phong đủ lứa tuổi với di chứng còn lại trên thân thể dù căn bệnh nan y giờ đã được chữa khỏi. Bên cạnh những bệnh nhân là gia đình họ, là những đứa bé kháu khỉnh, những khuôn mặt tươi sáng, hồn nhiên cùng đến chung vui.

Nhiều người bệnh đến đây dù được chữa khỏi nhưng vì nhiều lý do tế nhị không thể hòa nhập với cộng đồng nên chấp nhận lấy nơi này làm quê hương. Nhiều đôi vợ chồng vốn là bệnh nhân đã xây dựng gia đình với nhau và giờ đây đã sinh con đẻ cái, những đứa trẻ lớn lên lành lặn khỏe mạnh tiếp tục xây dựng gia đình để hình thành một thế hệ thứ 3 tại đây.

fLgu8nB3.jpgPhóng to
Hội trường khu điều trị phong đông như hội
kocMb1v1.jpg

Ông Nguyễn Hòa, nguyên giám đốc Cung văn hóa Lao động, cùng các thanh viên trong đoàn

NSFwvFbc.jpgPhóng to
Bệnh nhân chăm chú theo dõi các tiết mục văn nghệ

Bên cạnh chị Lê Thị Hải, 21 tuổi, trẻ và đẹp, là một đứa trẻ rất xinh xắn đang nằm trên xe đẩy. “Con của em đấy. Cháu mới 8 tháng tuổi. Ông bà nội cháu là bệnh nhân nên khi lập gia đình em phải về nhà chồng tại khu điều trị này. Hiện nay, chúng em phải làm việc rất nhiều để có thêm thu nhập phụ với ông bà sinh sống".

Ông Trịnh Văn Sang, 66 tuổi, bố chồng chị Hải - một trong những bệnh nhân lâu đời nhất của khu điều trị, ngồi bên cạnh tiếp lời: "Tôi và vợ đều là bệnh nhân sống tại đây gần 50 năm. Mỗi tháng Nhà nước trợ cấp mỗi người 180.000 đồng. Với số tiền ít ỏi này chúng tôi phải cố gắng tằn tiện chi tiêu rồi trồng thêm rau, nuôi thêm gà để cải thiện. Cũng nhờ vợ chồng nó nên cuộc sống chúng tôi cũng đỡ vất vả hơn"...

Chan hòa và thân thiện, bà con xung quanh khu điều trị phong cũng ra vào trại sinh hoạt với các bệnh nhân như những người láng giềng thân thiện. Soeur Nguyễn Thị Thơm, một cán bộ của khu điều trị, cho biết thêm trong khu có mở một lớp học thêm để bồi dưỡng ngoại khóa cho các cháu con em bệnh nhân, nhưng rất đông các cháu bên ngoài được bố mẹ đem đến gửi gắm cùng học tập.

Anh Trần Hồng Phương vào điều trị từ năm 1961, giờ đã khỏi bệnh nhưng không thể tái hòa nhập với gia đình bởi vợ đang bị liệt cột sống nằm một chỗ, hai con đã có gia đình phải vật lộn mưu sinh bữa có bữa không. Anh cho biết trước khi về đây anh có ở Quy Hòa, nơi Hàn Mặc Tử đã sống. Anh rất yêu thơ và có những bài thơ rất hay. Với anh, 180.000 đồng/tháng cũng đủ cho anh sống qua ngày cùng những vầng thơ làm vơi bớt muộn phiền. Niềm mong muốn nhất của anh là in được một tập thơ...

Giúp vui buổi giao lưu, ngoài tiết mục trình diễn của các nghệ sĩ cung văn hóa, chị Bùi Thị Mót góp một bài ca cổ thật mùi, hay như chị Trần Thị Khiết Chi có một bài tân nhạc rất xúc động. Cả hai chị đều là bệnh nhân cư ngụ tại đây hơn 20 năm.

DDdqIoOH.jpgPhóng to
Anh Trần Hồng Phương ngâm thơ
TRẦN CHÁNH NGHĨA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên