Phóng to |
Giải Nobel kinh tế sắp được trao trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang ảm đạm - Ảnh: AFP |
Mặc dù EU được trao giải Nobel hòa bình nhưng giới quan sát nhận định nhiều khả năng châu Âu sẽ không có cơ hội nhận giải thưởng Nobel kinh tế trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ đang ngày càng trầm trọng. AFP cho biết theo dự báo các nhà kinh tế Mỹ đứng đầu danh sách các ứng cử viên sáng giá của giải Nobel kinh tế 2012.
Giải Nobel kinh tế được trao lần đầu vào năm 1969. Đây là giải do Viện Khoa học hoàng gia Thụy Điển trao tặng các nhà kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel. Trong 20 năm đầu tiên, giải Nobel kinh tế là cuộc cạnh tranh dữ dội và cân bằng giữa châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên từ năm 1990, người Mỹ chiếm ưu thế rõ rệt.
Châu Âu yếu thế
Cần hỗ trợ tăng trưởng Theo AFP, trong cuộc họp tại Tokyo (Nhật) ngày 13-10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khẳng định các nền kinh tế cần cân bằng thắt lưng buộc bụng với tăng trưởng nếu muốn phục hồi. “Chính sách tài chính cần được điều chỉnh để thân thiện với tăng trưởng” - IMF nhấn mạnh. Trước đó, Đức tiếp tục yêu cầu các nước khối đồng euro phải thắt lưng buộc bụng để giảm thâm hụt. |
Đồng hương của ông Blanchard là Jean Tirole thuộc Trường Kinh tế Toulouse, xếp thứ 11 trong danh sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, nổi tiếng với các nghiên cứu về thị trường. Tuy nhiên, ở độ tuổi 59 ông Tirole bị xem là vẫn còn quá trẻ để được Viện Khoa học hoàng gia Thụy Điển tôn vinh. Chuyên gia Christopher Pissarides người Cyprus gốc Anh, giành giải năm 2010 cùng hai nhà kinh tế Mỹ, là học giả đầu tiên làm việc cho một tổ chức châu Âu được vinh danh kể từ năm 1996.
Trước ông là nhà kinh tế Na Uy Finn Kydland, đoạt giải năm 2004. Tuy nhiên toàn bộ sự nghiệp của ông Kydland nằm ở Mỹ. Ngược lại, người Mỹ lại chiếm ưu thế lớn. Có thể kể đến chuyên gia Robert Shiller, nghiên cứu về chuyển biến bất thường của thị trường. Ngoài ra còn có bộ đôi Kenneth Rogoff và Carmen Reinhart, chuyên nghiên cứu về nợ công. Cũng không thể bỏ qua chuyên gia Paul Romer với công trình nghiên cứu về các mô hình tăng trưởng.
Hãng Thomson Reuters nghiên cứu ảnh hưởng của các chuyên gia kinh tế và dự báo giáo sư Stephen A. Ross của Trường MIT, người đưa ra nhiều lý thuyết tài chính quan trọng, là ứng cử viên sáng giá nhất. Tuy nhiên Thomson Reuters cũng chọn nhà kinh tế Anh Anthony Atkinson và chuyên gia Scotland Angus Deaton là các gương mặt nhiều triển vọng tiếp theo.
Trong số 20 người đoạt giải và đồng đoạt giải Nobel kinh tế mười năm qua đã có đến 17 là người Mỹ. Thậm chí giải thưởng này đôi khi bị xem là sự cạnh tranh giữa một nhóm nhỏ các trường đại học danh tiếng ở Mỹ như Chicago, Columbia, Princeton, Harvard và MIT.
Tại sao cứ là người Mỹ?
Theo AFP, trong cuốn Kinh tế Mỹ, châu Âu và các nhà kinh tế viết năm 1993, chuyên gia Bruno Frey thuộc ĐH Zurich nhận định: “Người châu Âu bắt chước người Mỹ quá nhiều”. “Ở châu Âu chúng tôi có quá ít các ý tưởng độc đáo. Chúng tôi luôn nhìn về những thứ đến từ Mỹ. Chắc chắn chúng tôi không thể đoạt giải Nobel với cái cách đó” - chuyên gia Frey đánh giá.
Một số người cho rằng Viện Khoa học hoàng gia Thụy Điển “thiên vị” các học giả Mỹ và đặc biệt thích các nghiên cứu của ĐH Chicago. Với mười giáo sư từng đoạt giải Nobel kinh tế, trường đại học này đang nắm giữ con số giải Nobel kinh tế kỷ lục. Tuy nhiên chuyên gia Olof Somell, thành viên Bảo tàng Nobel ở Stockholm, khẳng định Viện Khoa học hoàng gia Thụy Điển luôn xem xét nhiều nghiên cứu kinh tế khác nhau.
“Vấn đề là các chuyên gia Mỹ thống trị trong các nghiên cứu về kinh tế. Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu kinh tế hơn ở châu Âu” - ông Somell nhấn mạnh. Nhà kinh tế Robert Bergqvist thuộc Ngân hàng SEB cho rằng để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng hiện nay, có lẽ châu Âu cần sử dụng nghiên cứu của một số ứng cử viên Nobel hàng đầu, dù là người châu Âu hay người Mỹ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận