Nhưng chuyện đau lòng (và đáng hổ thẹn) nhất lại bắt đầu từ một đứa bé sơ sinh bị người mẹ VN bỏ rơi khi em chưa tròn tháng tuổi.
Phóng to |
Ba bà mẹ Việt dẫn con cái đến tham dự một cuộc họp mặt tại TP Ansan - Ảnh: T.N. |
Câu chuyện về những đứa con mang hai dòng máu Việt - Hàn cũng là những chuyện đắng lòng về những sinh linh không thể chọn cho mình hoàn cảnh để chào đời.
Những người con xa xứ dành năm tập tiếp theo này (từ tập 16-20) đề cập đến những đứa trẻ được sinh ra từ những cuộc hôn nhân chóng vánh, trong những gia đình Hàn - Việt.
Khi sinh ra trong các gia đình đa văn hóa, đứa trẻ “tự nhiên” gánh phần thiệt thòi, vì phần lớn đàn ông Hàn lấy vợ nước ngoài đều không thuộc tầng lớp khá giả của xã hội Hàn. Phần may mắn còn lại là liệu các em có “rơi” vào một gia đình mà mẹ giỏi tiếng Hàn để trò chuyện, bảo ban hay không mà thôi (Những đứa trẻ may mắn - tập 17). Còn nếu không... chúng sẽ là những đứa trẻ có “tuổi thơ bị đánh cắp”. Chúng sẽ sống và lớn lên như thế nào khi mẹ không biết nói tiếng Hàn, gia đình ly tán, thậm chí bị mẹ bỏ rơi từ tấm bé (tập 18).
Còn có câu chuyện về những đứa trẻ được coi là “vô thừa nhận” trên đất Hàn. Chúng không phải người Hàn (vì bố và mẹ đều là người VN) nhưng cũng không được công nhận là người Việt (vì bố mẹ đều là lao động bất hợp pháp, không thể hợp thức hóa giấy tờ). Các em sống lay lắt, nhủi chui như cha mẹ (tập 19 - Những đứa con vô thừa nhận). Và đó còn là câu chuyện của những gia đình “gặp nhau đấy nhưng xa ngàn dặm”, cha mẹ gửi con về VN với ông bà và gần mười năm chưa một lần gặp mặt. Con cái cứ lớn dần một cách “khập khiễng” trải dài theo giấc mộng làm giàu vô tận của mẹ cha (tập 20 - Ở hai đầu nỗi nhớ).
Năm tập phim phát lúc 20g ngày 12 và 19-5 trên kênh HTV2 và trên tv.tuoitre.vn).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận