Động vật chết tại Thảo cầm viên được xử lý như thế nào? - Video: LÊ PHAN
Người dân đến Thảo cầm viên Sài Gòn tham quan, vui chơi đều thích thú với hệ sinh thái đa dạng nơi đây, với hàng ngàn loài động thực vật từ khắp mọi miền. Trong số này, rất nhiều loài được cứu từ tay những kẻ buôn bán động vật hoang dã.
Ông Mai Khắc Trung Trực - giám đốc Xí nghiệp động vật Thảo cầm viên Sài Gòn - cho biết hầu hết động vật được cứu đưa về Thảo cầm viên đều trong tình trạng bị tổn thương.
"Có loài sập bẫy, có loài bị săn bắn, có loài bị lạc mẹ..., chúng đều chịu chấn động tâm lý kéo dài. Thảo cầm viên nỗ lực điều trị nhưng cũng có nhiều con không qua khỏi", ông Trực nói.
Vậy Thảo cầm viên làm gì với số động vật chết này? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Ngọc Đăng - trưởng phòng kỹ thuật Thảo cầm viên Sài Gòn - cho biết động vật chết sẽ được xử lý dưới hai dạng. Phần da được nhồi lại, tạo dáng như động vật đang sống trong tự nhiên. Phần xương được xử lý để tránh gây mùi và phục dựng theo hình dáng động vật. Tất cả được lưu tại bảo tàng bên trong Thảo cầm viên
"Chúng tôi tạo ra bảo tàng này để lưu trữ tiêu bản các động vật, từ trứng, bào thai đến xương, da... để phục vụ cho tham quan và giáo dục. Nhiều trường học cũng phối hợp với Thảo cầm viên cho học sinh đến tìm hiểu về động vật một cách trực quan, gần gũi nhất", ông Đăng nói.
Hiện tại Thảo cầm viên có hơn 550 mẫu tiêu bản gồm da và xương của các động vật.
Tiêu bản con bò tót bị chết vì dính bẫy - Ảnh: LÊ PHAN
Các loài thú móng guốc sau khi chết được xử lý làm tiêu bản - Ảnh: LÊ PHAN
Khu vực trưng bày tiêu bản quần thể động vật xavan - Ảnh: LÊ PHAN
Tiêu bản một con hổ trắng chết vì già yếu - Ảnh: LÊ PHAN
Các tiêu bản hổ vằn - Ảnh: LÊ PHAN
Tiêu bản xương voi từ Tây Nguyên - Ảnh: LÊ PHAN
Tiêu bản cá sấu nước mặn, loài này đã tuyệt chủng trong tự nhiên Việt Nam - Ảnh: LÊ PHAN
Tiêu bản một loài chim quý - Ảnh: LÊ PHAN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận