26/07/2024 21:27 GMT+7

Nhìn cây khế nở hoa, nhớ liệt sĩ, nhà thơ Nguyễn Mỹ

TRẦN QUANG
và 1 tác giả khác

Cây khế ấy hiện vẫn thường xuyên nở hoa bên hè ngôi nhà ở xã An Nghiệp (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), nơi anh em ruột tài hoa là nhạc sĩ Nhật Lai và liệt sĩ, nhà thơ Nguyễn Mỹ đã cất tiếng khóc chào đời.

Liệt sĩ, nhà thơ Nguyễn Mỹ - Ảnh phục dựng

Liệt sĩ, nhà thơ Nguyễn Mỹ - Ảnh phục dựng

Bà Nguyễn Thị Tô Huệ là em ruột của nhạc sĩ Nhật Lai và liệt sĩ, nhà thơ Nguyễn Mỹ.

Mỗi lần nhìn cây khế bên hè nở hoa, nhất là trong tháng 7 thiêng liêng hằng năm với bao kỷ niệm, ân tình xưa, bà Huệ cũng như các thành viên trong gia đình lại da diết nhớ về hai anh...

Nhìn cội khế già, nhớ người anh tài hoa Nguyễn Mỹ

Bà Huệ là đứa con áp út trong gia đình. Khi bà ê a đánh vần những lời ca ấy thì cả Nhật Lai và Nguyễn Mỹ đã lên đường tập kết ra Bắc.

Tuổi thơ của bà với hình ảnh hai người anh ruột trong những năm tháng chiến tranh là những bài thơ, bài nhạc do hai anh sáng tác từ Hà Nội theo chân bộ đội vượt Trường Sơn về với gia đình.

Bà Huệ nói đó là những lời động viên vô cùng to lớn không chỉ cho bà mà cả một thế hệ thanh niên địa phương.

Hằng đêm hay lễ Phật, mẹ bà luôn nguyện cầu Phật trời gia hộ cho hai con trai khỏe mạnh trở về. Thế nhưng chỉ có nhạc sĩ Nhật Lai còn sống sau chiến tranh, còn nhà thơ Nguyễn Mỹ đã mãi mãi không về...

Cội khế bên hè gia đình liệt sĩ, nhà thơ Nguyễn Mỹ - Ảnh: NGỌC HÂN

Cội khế bên hè gia đình liệt sĩ, nhà thơ Nguyễn Mỹ - Ảnh: NGỌC HÂN

Bà Huệ kể trong cuộc hội ngộ của bốn anh em sau ngày quê hương giải phóng bên cội khế già, một nụ khế vàng rơi vướng lên mái tóc bà. 

Mấy anh em nhìn lên bỗng thấy một chùm hoa khế tím nở, họ bùi ngùi đọc lại mấy vần thơ của người anh - nhà thơ đã vĩnh viễn không về trong ngày sum họp ấy.

Từ thuở mẹ tôi không hát

Chợ chiều nhiều khế, ế chanh

Tóc mẹ mỗi ngày một bạc

Sợi già, sợi nhớ thương anh

Đó là những vần thơ trong bài Hoa khế nở của Nguyễn Mỹ. Với bao kỷ niệm, với bao ân tình, gia đình vẫn giữ gìn, chăm bón cho cây khế luôn sum suê, đong đầy hoa trái. Mỗi lần nhìn hoa khế nở, họ lại nhớ về anh.

Cuộc chia ly màu đỏ

Nhà thơ Nguyễn Mỹ sinh ngày 21-2-1935 tại thôn Trung Lương, xã An Nghiệp. Tròn tuổi 16, ông nối gót ông, cha vào bộ đội, chiến đấu ở chiến trường Nam Trung Bộ.

Có năng khiếu về văn hóa văn nghệ từ rất nhỏ, năm 1954 Nguyễn Mỹ tập kết ra Bắc, được phân công về Đoàn văn công Tây Nguyên. Sau đó, ông học lớp báo chí của Trường Tuyên huấn trung ương, rồi về công tác ở Nhà xuất bản Phổ Thông.

Năm 1968, Nguyễn Mỹ trở lại chiến trường miền Nam làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng Trung Trung Bộ, thuộc Ban Tuyên truyền văn nghệ khu 5.

Trong một trận càn của địch ngày 16-5-1971 ở huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam), nhà thơ Nguyễn Mỹ đã vĩnh viễn nằm xuống bên bờ con sông giữa núi rừng xứ Quảng.

Sự ra đi của nhà thơ ở tuổi 35 để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng chí, đồng nghiệp và bạn thơ.

Năm 2007, liệt sĩ, nhà thơ Nguyễn Mỹ vinh dự được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Ngoài bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ nổi tiếng, được đưa vào sách giáo khoa, trong di cảo thơ của Nguyễn Mỹ còn một số tác phẩm được bạn đọc yêu thích như: Hoa cúc tím (thơ), Trận Quán Cau (bút ký, 1954), Sắc cầu vồng (thơ, in chung với Nguyễn Trọng Định, 1980), Thơ Nguyễn Mỹ (thơ, 1993)…

Di ảnh liệt sĩ, ảnh cũ của văn nghệ sĩ, trí thức được các họa sĩ trẻ phục hồiDi ảnh liệt sĩ, ảnh cũ của văn nghệ sĩ, trí thức được các họa sĩ trẻ phục hồi

Một nhóm họa sĩ trẻ ở nhiều nơi trên đất nước đang phục dựng hàng trăm di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh, hoặc có công trong kháng chiến.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên