Theo thượng tá Nhuận, từ trước đến nay CSGT vẫn xử phạt các vi phạm này về còi hơi. Vấn đề CSGT xử phạt còi hơi chỉ là một khâu trong quy trình kiểm tra xử lý các vi phạm của lái xe, vì một số cơ quan khác cũng đã kiểm tra xử lý đối với vi phạm này như cơ quan đăng kiểm...
![]() |
Một tài xế xe tải ký vào biên bản vi phạm sử dụng còi hơi (ảnh chụp trên quốc lộ 1 A, Q.Thủ Đức, TP.HCM) - Ảnh: N.HẬU |
Thực tế cho thấy phần lớn xe tải, xe container đều trang bị hệ thống còi hơi. Nhưng làm thế nào để xử phạt ôtô sử dụng còi hơi? Một CSGT cho biết để xử phạt lỗi này, CSGT phải nghe tài xế bấm còi tiếng lớn bất thường mới có thể yêu cầu dừng xe để lập biên bản xử lý.
Chiều 18-6 trên quốc lộ 1A, theo nhóm chiến sĩ của đội CSGT Bình Triệu vừa qua ngã tư cầu vượt Gò Dưa, chúng tôi giật mình khi nghe tiếng còi hơi inh ỏi của một ôtô, khiến nhiều xe máy sợ hãi phải tấp sát vào lề. Yêu cầu tài xế dừng xe, CSGT đã lập biên bản xe tải với lỗi vi phạm bấm còi hơi trong khu đông dân cư. Được hỏi có biết sử dụng còi hơi là phạm luật hay không, tài xế Nguyễn Thanh Long nói xe của anh đã gắn còi này từ lâu và phải bấm còi yêu cầu các xe gắn máy chạy phía trước nhường đường.
Trên đường tuần tra, đến trước bến xe Lam Hồng (quốc lộ 1A, Bình Dương) là khu vực tập trung đông đúc phương tiện, không khó lắm để CSGT tuýt còi hai xe tải bóp còi hơi inh ỏi. Bị lập biên bản vi phạm về việc sử dụng còi hơi, tài xế xe container Phạm Thanh Điền cho rằng chiếc xe nhập từ Mỹ về đã có dàn còi hơi nên cứ thế sử dụng và không hề biết là vi phạm. Nhìn đầu chiếc xe, chúng tôi không khỏi choáng với dàn còi hơi năm chiếc.
Trong vòng hơn một giờ theo chân đội CSGT Bình Triệu, chúng tôi đã chứng kiến việc xử lý bốn trường hợp sử dụng còi và bấm còi hơi trong khu đông dân cư. Đội trưởng Trần Như Sỹ cho biết từ lúc triển khai nghị định 34, CSGT đã xử phạt hành vi sử dụng còi hơi nhưng mức phạt vẫn còn rất thấp nên không có tác dụng răn đe.
Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ (ngày 2-4-2010) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, quy định mức xử phạt đối với các phương tiện sử dụng còi hơi như sau: - Người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô khi sử dụng còi hơi thì bị phạt từ 300.000-500.000 đồng (khoản 2 điều 8). - Người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng mà sử dụng còi hơi bị xử phạt từ 200.000 - 400.000 đồng (khoản 3 điều 10). Đối với việc vi phạm về sử dụng, bấm còi (không phải còi hơi): - Bấm còi vào khoảng thời gian yên tĩnh (từ 22g-5g): xử phạt từ 100.000-200.000 đồng (đối với ôtô) và từ 80.000-100.000 đồng (đối với môtô, xe gắn máy). Sử dụng còi không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật: bị xử phạt từ 100.000 -200.000 đồng (khoản 2 điều 20). |
-----------------------------------
* Tin bài liên quan:
Kinh hoàng còi hơiXử lý lái xe sử dụng còi hơi không đúng qui định Còi hơi đùa trên tính mạng người Tai nạn chết người từ còi hơi: Có thể xử lý hình sự?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận