Myanmar "trải thảm đỏ" đón nhà đầu tư nước ngoàiEU giảm cấm vận MyanmarDòng đầu tư quay trở lại Myanmar
Phóng to |
Ông Trần Phước Anh - Ảnh: L.NAM |
Dự kiến tháng 4-2012, tại TP Yangon (Myanmar) sẽ diễn ra lễ ký hợp tác kết nghĩa giữa TP.HCM và Yangon. Sẽ có đoàn quan chức của TP.HCM và doanh nghiệp VN ký kết thỏa ước hợp tác, tổ chức một buổi giao lưu văn hóa nghệ thuật, hội chợ hàng VN, hội thảo giao thương hai nước... Đến nay, đã có hai dự án đầu tư của doanh nghiệp VN được Myanmar cấp phép, một là dự án sản xuất dược phẩm của Công ty AFV Pharma (dự án sản xuất tân dược đầu tiên của nước ngoài tại Myanmar) và một dự án bất động sản của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (xây dựng khu phức hợp khách sạn, căn hộ, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng...). Sắp tới có thể dự án khai thác đá quý của một doanh nghiệp VN cũng sẽ được cấp phép. |
Ông Trần Phước Anh cho biết:
- Trong các cuộc gặp giữa các đoàn doanh nghiệp và đại sứ VN, các quan chức Chính phủ Myanmar cho biết nếu có đầy đủ những giấy tờ cần thiết, các doanh nghiệp VN có thể được cấp phép trong hai tuần, thay vì phải mất khoảng sáu tháng như trước đây. Đặc biệt, theo như tuyên bố mới đây của ông U Soe Thane, chủ tịch Ủy ban đầu tư kiêm bộ trưởng công nghiệp Myanmar, tới đây thời gian miễn thuế cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ kéo dài đến tám năm, thay vì được miễn năm năm và giảm 50% trong ba năm tiếp theo như hiện nay.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng được thuê đất trong vòng 50 năm (trước đây là 30 năm), đồng thời không bị khống chế mức vốn góp tối đa... Sau khi các chính sách mới này được công bố, Myanmar đã trở thành tâm điểm thu hút đầu tư quốc tế, đã có hàng loạt tập đoàn lớn của Mỹ, Nhật, Anh... đến tìm kiếm cơ hội làm ăn. Có thể nói nếu chậm chân, doanh nghiệp VN sẽ không tận dụng được các cơ hội đầu tư tốt nhất...
* Những lĩnh vực nào các doanh nghiệp VN có nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh nhất, thưa ông?
- Hàng VN đã xuất hiện ở thị trường Myanmar nhưng chưa nhiều, chỉ mới có bánh kẹo, cà phê, hương liệu, nguyên liệu cho ngành thực phẩm, bếp gas, bếp từ... do các công ty tự bán với nhau và thanh toán bằng việc mở L/C thông qua Ngân hàng UOB (Singapore). Còn nhiều lĩnh vực mà doanh nghiệp VN có lợi thế như du lịch, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng (70% hàng hóa tiêu thụ tại Myanmar phải nhập khẩu). Cơ hội đầu tư rất nhiều nếu doanh nghiệp VN nhìn lâu dài với kế hoạch phát triển bài bản, đặc biệt ở các lĩnh vực như nông nghiệp, lắp ráp ôtô, sản xuất hàng điện tử, chăn nuôi thủy hải sản...
Tuy nhiên đến nay, dù nhiều lần sang tìm hiểu cơ hội làm ăn ở Myanmar và tìm các đối tác bản địa để hợp tác, nhưng các doanh nghiệp VN vẫn chưa có nhiều dự án đầu tư vào Myanmar. Một phần do quốc gia này “đóng cửa” với bên ngoài quá lâu, mặt khác do doanh nghiệp VN chưa quen với cung cách làm việc ở bên này nên còn chần chừ. Sau khi các chính sách thông thoáng hơn đang được Myanmar triển khai, tôi hi vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp VN hơn sang làm ăn tại quốc gia này.
* Những lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa hai chính phủ sẽ tạo cơ hội nào cho nhà đầu tư VN?
- Trong lần gặp gỡ cấp chính phủ gần đây (tháng 12-2011) giữa VN và Myanmar, hai bên đã đánh giá lại một năm thực hiện các thỏa thuận 12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác đã được ký kết trước đó.
Theo đánh giá, ngoài một số lĩnh vực hợp tác vẫn đang diễn tiến chậm, đã có các lĩnh vực đang được tập trung đẩy mạnh như nông nghiệp, dầu khí... Chẳng hạn, VN đã có lô M2 ở ngoài khơi Myanmar đang triển khai khoan thăm dò địa chấn, nghiên cứu hồ sơ, thông tin kỹ thuật...; doanh nghiệp VN cũng sang triển khai thí điểm trồng thử những giống lúa mới trước khi triển khai cho nông dân bạn trồng đại trà.
Đến nay, Myanmar vẫn chưa cho phép thành lập ngân hàng nước ngoài (VN mới chỉ có Ngân hàng BIDV mở văn phòng đại diện), nhưng chính phủ nước này khẳng định nếu cho phép mở ngân hàng nước ngoài, VN sẽ là một trong những nước được ưu tiên cấp phép đầu tiên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận